Nông dân nhiều tỉnh thiệt hại nặng vì dịch bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 20.7, UBND tỉnh Bình Định cho biết đã có quyết định về việc công bố dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn gia súc.

Một con bò ở Kon Tum bị viêm da nổi cục đã được chữa khỏi - Ảnh: ĐỨC NHẬT
Một con bò ở Kon Tum bị viêm da nổi cục đã được chữa khỏi - Ảnh: ĐỨC NHẬT


Hiện dịch bệnh đã xuất hiện trong toàn tỉnh Bình Định, tổng số bò mắc bệnh là 14.496 con, trong đó đã chữa khỏi 9.239 con, đang chăm sóc điều trị 3.368 con, số bị chết và tiêu hủy là 1.889 con.

Tại Kon Tum, chỉ trong 2 tháng qua đã có hơn 2.800 con trâu, bò của hơn 1.600 hộ chăn nuôi bị mắc bệnh. Dịch bệnh hiện đã lây lan ra 246 thôn làng của 57 xã ở 7 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Trong đó, 99 con trâu, bò bị chết và tiêu hủy.

Còn tại Quảng Ngãi, đã có hơn 12.800 con trâu, bò bị nhiễm bệnh này. Ông Ngô Hữu Hạ, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - thú y tỉnh, cho biết đã có hơn 450 con bị chết, phải tiêu hủy, thiệt hại gần 11 tỉ đồng, ảnh hưởng lớn đến hàng trăm hộ nông dân. Theo ông Hạ, nguy cơ dịch bệnh còn tiếp tục trong thời gian tới, do đang vào mùa sinh sôi, phát triển của ruồi hút máu, tác nhân gây lây nhiễm dịch bệnh này.

Hiện ngành thú y các tỉnh đã và đang tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục cho gia súc đồng thời triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch.

 

Theo Hoàng Trọng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Lực lượng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng xã Ia Kreng (huyện Chư Păh) tuần tra kiểm soát rừng. Ảnh: Lê Nam

Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng dịp Tết

(GLO)- Tết đến xuân về là dịp để mọi người người sum vầy, đoàn viên cùng người thân, gia đình. Song, với những người làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng thì ngày Tết họ lại càng phải tăng cường hơn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

Người trồng hoa Tết thấp thỏm chờ giá tăng

Người trồng hoa Tết thấp thỏm chờ giá tăng

(GLO)- Nhờ gieo trồng đúng mùa và chăm sóc tỉ mỉ, những bông lay ơn, huệ, vạn thọ, cúc... đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, giá bán chỉ bằng một nửa so với mọi năm, các nhà vườn ở đây đang thấp thỏm mong chờ bán được giá cao những ngày sát Tết.

Gia đình ông Nguyễn Văn Vinh (làng Ia Sa) đã vươn lên làm giàu nhờ trồng mía. Ảnh: Đ.Y

Nông dân Hbông làm giàu từ cây mía

(GLO)- 7 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Hbông (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã vươn lên làm giàu từ cây mía. Trong đó, nhiều hộ trồng mía có thu nhập từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.