Nông dân Kbang thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Huyện Kbang hiện có trên 11 ngàn hội viên nông dân, chiếm gần 90% số hộ làm nông nghiệp trên địa bàn. Thời gian qua, nông dân trong huyện đã tích cực hưởng ứng phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Ông Nguyễn Thế Cường-Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơ Pai, cho biết: Hiện nay, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn xã đang đầu tư chăn nuôi gà thả vườn, heo rừng, dê và trồng cây dổi, mắc ca... Hội viên rất  tích cực tham gia các cuộc hội thảo đầu bờ để nắm bắt các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Năm 2017, xã có thêm 20 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi.

 

Nhiều nông dân ở Kbang đang thi đua sản xuất kinh doanh để vươn lên làm giàu. Ảnh: Đức Thụy
Nhiều nông dân ở Kbang đang thi đua sản xuất kinh doanh để vươn lên làm giàu. Ảnh: Đức Thụy

Để phong trào sản xuất kinh doanh giỏi phát triển, Hội Nông dân huyện Kbang thường xuyên phối hợp mở các lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ mới nhằm giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Trong 9 tháng năm 2017, ngoài việc triển khai các lớp tập huấn tại huyện, Hội còn tổ chức cho các nhóm chung sở thích chăn nuôi bò tham dự tập huấn tại tỉnh Ninh Thuận và Trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam ở Hà Nội về lập kế hoạch hoạt động nhóm. Bên cạnh đó, Hội đã tuyên truyền, vận động hội viên mạnh dạn tiếp cận các nguồn vốn vay để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Đến nay, toàn huyện có 69 tổ vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội với hàng ngàn hộ vay, tổng dư nợ trên 77 tỷ đồng; 27 tổ tín chấp vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp  và PTNT với tổng dư nợ trên 149 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân huyện Kbang cũng đã vận động được gần 100 triệu đồng vào Quỹ Hỗ trợ nông dân, vượt hơn 40% kế hoạch tỉnh giao, nâng tổng số tiền Quỹ lên trên 1,6 tỷ đồng. Từ số tiền này, Hội đã triển khai cho vay 7 dự án, giải quyết việc làm cho 50 lao động. Cùng với đó, Hội còn thường xuyên theo dõi 3 dự án nuôi bò từ nguồn vốn ủy thác của Trung ương Hội tại thị trấn Kbang và các xã Lơ Ku, Nghĩa An.  

Có vốn, lại được hỗ trợ về khoa học kỹ thuật và các điều kiện cần thiết khác, nông dân trong huyện đang có được “sức bật” để phát triển kinh tế. Ông Đinh Grua-Chủ tịch Hội Nông dân xã Kông Pla, cho hay: Nông dân trong xã chủ yếu trồng mía. Vì vậy, chúng tôi tuyên truyền hội viên phải làm cánh đồng mẫu lớn để thuận tiện trong việc trồng, chăm sóc và nâng cao hiệu quả kinh tế. Còn ông Đinh Hunh-Chủ tịch Hội Nông dân xã Kon Pne thì khẳng định: Hiện nay, trên địa bàn xã đang triển khai mô hình trồng cây sa nhân tím và dự án nuôi heo đen. Để nâng cao thu nhập cho hội viên, góp phần giảm nghèo bền vững, Hội chú trọng  phối hợp với ngành chức năng xuống thôn, làng tuyên truyền cho bà con cách làm ăn, đồng thời nhân rộng các mô hình có hiệu quả.

 

Đến nay, huyện Kbang có trên 3.800 hội viên nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi của huyện đã góp phần tích cực cho công cuộc giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Kbang cũng đã chỉ đạo Hội Nông dân các xã, thị trấn phối hợp triển khai các chương trình, dự án khuyến nông như: cánh đồng mía lớn, các mô hình trình diễn giống lúa, bắp chất lượng cao; vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia chương trình tái canh cây cà phê, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý. Toàn huyện đã thành lập được 11 mô hình trồng mía, chanh dây, rau an toàn và 5 mô hình nuôi bò sinh sản, heo đen... Các mô hình tưới nước tiết kiệm cũng được nông dân áp dụng rộng rãi. Cùng với thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, các cấp Hội đã tích cực vận động hội viên giúp đỡ các hộ neo đơn có hoàn cảnh khó khăn, hộ hội viên nghèo bằng hình thức giúp ngày công, giống, vốn...

Hồng Hạnh

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.