Nông dân Gia Lai phấn khởi vì cà phê được mùa, tăng giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bước vào niên vụ 2022-2023, nông dân tỉnh Gia Lai rất phấn khởi vì cà phê được mùa, giá thu mua trên thị trường lại đang cao kỷ lục, dao động quanh mức 57-58 ngàn đồng/kg nhân.

Giá cà phê cao kỷ lục

Huyện Đak Đoa có diện tích cà phê lớn nhất tỉnh với hơn 28 ngàn ha, trong đó, khoảng 26 ngàn ha đang trong giai đoạn kinh doanh. Chị H’Ngơnh (làng Ktăng, xã Kdang) cho biết: Gia đình chị có 3,5 ha cà phê. Năm ngoái, trừ chi phí đầu tư, chị thu được hơn 400 triệu đồng. “Nếu giá ổn định trên 58 ngàn đồng/kg cà phê nhân như hiện nay thì gia đình thu về khoảng 500 triệu đồng trong vụ này”-chị H’Ngơnh nhẩm tính.

Dù chưa vào vụ thu hoạch rộ cà phê nhưng niềm vui được mùa hiện rõ trên gương mặt anh Nguyễn Bá Tài (thôn Tân An, xã Ia Sao, huyện Ia Grai). Anh Tài phấn khởi cho hay: Gia đình anh có gần 2,8 ha cà phê. Năm nay, anh dự kiến thu hoạch được hơn 11 tấn nhân, cao hơn năm trước khoảng 1-1,5 tấn. Hiện tại, giá cà phê dao động khoảng 58 ngàn đồng/kg. Trong khi đó, cách đây 2-3 tháng, cà phê có giá gần 70 ngàn đồng/kg mà nhiều người không có để bán.

“Năm ngoái, do cần tiền nên tôi bán trước Tết Nguyên đán chỉ được 40,5 ngàn đồng/kg nhân. Sau đó, giá cà phê lên cao nên tôi cũng thấy tiếc. Nếu giá giữ ổn định như hiện nay, sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình có lợi nhuận khoảng 400 triệu đồng”-anh Tài nói.

Người dân huyện Đak Đoa thu hoạch cà phê. Ảnh: L.N

Người dân huyện Đak Đoa thu hoạch cà phê. Ảnh: L.N

Anh Tô Đình San (thôn 7, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) cũng rất vui mừng khi giá cà phê tăng cao vào đầu vụ. Gia đình anh có 1,5 ha cà phê kinh doanh và 0,5 ha mới tái canh. Anh ước chừng năng suất cà phê năm nay đạt khoảng 4 tấn nhân/ha. “Bình quân đầu tư cho 1 ha cà phê hết khoảng 80-90 triệu đồng. Vì vậy, nếu giá bán vẫn duy trì trên 58 ngàn đồng/kg thì gia đình lãi trên 200 triệu đồng”-anh San chia sẻ.

Công ty Cà phê Ia Sao 2 (huyện Ia Grai) có 464 ha cà phê. Ông Nguyễn Ngô Hùng-quyền Giám đốc Công ty-thông tin: Dự kiến năng suất cà phê niên vụ này đạt 16-16,5 tấn quả tươi/ha. So với trung bình nhiều năm thì năng suất này ở mức khá. Với giá cà phê như hiện nay, Công ty có lợi nhuận; đời sống của cán bộ, người lao động cũng được nâng lên.

Hy vọng một vụ mùa thắng lợi

Toàn tỉnh có trên 98 ngàn ha cà phê, trong đó, diện tích đang kinh doanh hơn 87 ngàn ha, tập trung chủ yếu tại các huyện: Đak Đoa, Ia Grai, Chư Prông, Chư Păh, Mang Yang, Đức Cơ, Kbang.

Theo ông Nguyễn Kim Anh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa: Thời tiết năm nay rất thuận lợi cho sản xuất cà phê và dự kiến năng suất bình quân đạt 4 tấn nhân/ha, tăng hơn 10% so với niên vụ trước. Bên cạnh năng suất tăng, giá cà phê cũng đang ở mức cao nên người dân rất phấn khởi. “Tuy nhiên, cái lo là công thu hái đã có hiện tượng tăng giá, một số nơi có hiện tượng mất trộm cà phê. Do đó, người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác để bảo vệ vườn cây và thu hái nhanh gọn”-ông Nguyễn Kim Anh khuyến cáo.

Người dân huyện Chư Păh thu hoạch cà phê. Ảnh: L.N

Người dân huyện Chư Păh thu hoạch cà phê. Ảnh: L.N

Còn ông Phan Đình Thắm-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai thì cho biết: Ia Grai cũng là địa phương có diện tích cà phê lớn với gần 18 ngàn ha, trong đó, hơn 15 ngàn ha đang kinh doanh. Hiện người dân đã thu hoạch được 20-30% diện tích cà phê. Qua nắm bắt tình hình nhiều vùng sản xuất cà phê trọng điểm của huyện như: Ia Sao, Ia Yok, Ia Bă, Ia Hrung, bà con rất phấn khởi khi cà phê được mùa, được giá. Năng suất cà phê đạt bình quân khoảng 3,4-3,5 tấn nhân/ha (tăng 10-15% so với niên vụ trước). Riêng với những vườn cà phê tái canh, người dân sử dụng giống mới nên năng suất đạt 4-5 tấn nhân/ha.

Cũng theo ông Thắm, với giá cà phê tăng 15-20 ngàn đồng/kg nhân so với niên vụ trước, sau khi trừ chi phí đầu tư, nông dân có lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha.

Tại huyện Chư Păh, người dân cũng thu hoạch bói được 10-15% diện tích. Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nguyễn Công Sơn cho rằng: Mới bước vào đầu vụ thu hoạch cà phê nhưng qua đánh giá sơ bộ, dự kiến năng suất bình quân ước đạt khoảng 22-23 tấn tươi/ha (tăng 2-3 tấn tươi/ha so với niên vụ trước). Ngoài ra, giá cà phê đang ở mức cao nên người trồng rất phấn khởi và kỳ vọng một vụ mùa thắng lợi.

Có thể bạn quan tâm

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

null