Nông dân Chư Păh thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Với việc đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, đến nay, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) có trên 45% số hội viên đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.

 Cán bộ HND huyện hướng dẫn hội viên Rơ Châm Gloan (làng Al, xã Ia Mơ Nông) trong việc trồng, chăm sóc cây cà phê. Ảnh: Phương Dung
Cán bộ Hội Nông dân huyện hướng dẫn hội viên Rơ Châm Gloan (làng Al, xã Ia Mơ Nông) cách chăm sóc cây cà phê. Ảnh: Phương Dung

Bà Lê Thị Ánh Dương-Chủ tịch Hội Nông dân huyện-cho biết: Từ năm 2018 đến nay, các cấp Hội đã tổ chức 1.124 lớp tập huấn, hội thảo cho gần 3.800 lượt hội viên; phối hợp với các ngành tổ chức 38 lớp dạy nghề cho 796 người, giải quyết việc làm cho 652 lao động. Các cấp Hội cũng triển khai cho hội viên mua hơn 1.000 tấn phân vi sinh trả chậm. Riêng từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT-Chi nhánh huyện Chư Păh Đông Gia Lai tạo điều kiện cho hơn 5.000 hộ vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân cũng đã giải ngân kịp thời giúp hội viên xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, số hộ khá và giàu ngày càng tăng. Toàn huyện hiện có 4.626 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp trong tổng số 10.222 hội viên.

Trước đây, chị Phạm Thị Mỹ Lệ (làng Tơ Vơn 1, xã Ia Khươl) có 2 ha cà phê mít và mì. Khi thấy 2 loại cây này cho hiệu quả kinh tế thấp, chị đã chuyển đổi 1 ha đất xa nguồn nước sang trồng cao su; diện tích còn lại trồng cà phê xen hồ tiêu và sầu riêng, chuối. Đến nay, hầu hết các loại cây trồng đã cho thu hoạch, mang lại cho gia đình chị nguồn thu nhập ổn định mỗi năm hơn 300 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Chị Lệ thông tin: “Với 700 cây cà phê, năm ngoái, gia đình tôi thu gần 4 tấn nhân; 500 trụ hồ tiêu thu hoạch được 1,2 tấn tiêu khô. Sầu riêng và chuối cũng đem lại thu nhập khá”.

 Bà Nguyễn Thị Kim Hoa (thôn 1, xã Ia Nhin) bên trại gà thả vườn của gia đình. Ảnh: Đinh Yến
Bà Nguyễn Thị Kim Hoa (thôn 1, xã Ia Nhin) bên trại gà thả vườn của gia đình. Ảnh: Đinh Yến


Lựa chọn mô hình chăn nuôi heo, gà dưới tán rừng, gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hoa (thôn 1, xã Ia Nhin) cũng thu về khoảng 1 tỷ đồng/năm. Trong thời gian chờ thu hoạch từ 3 ha rừng trồng, bà Hoa tận dụng khoảng trống cũng như bóng mát của tán rừng xây dựng 12 chuồng nuôi heo nái và 6 chuồng nuôi heo thịt. “Trung bình mỗi năm, tôi xuất ra thị trường khoảng 300 con heo thịt, trọng lượng 70-80 kg/con. Sau khi trừ chi phí, tôi lãi 600-700 triệu đồng”-bà Hoa cho hay. Năm 2020, bà Hoa tiếp tục đầu tư nuôi gà thả vườn. Lứa đầu tiên, bà nuôi thử nghiệm 300 con. Sau đó, bà phát triển lên 1.000 con/lứa. Hiện nay, với 2-3 lứa gà/năm, bà lãi 100 triệu đồng/lứa.

Trên cơ sở những hội viên sản xuất kinh doanh giỏi, các cấp Hội Nông dân đã vận động thành lập 5 câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” với hơn 200 thành viên. Đồng thời, các cấp Hội vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp; xây dựng, phát triển mô hình chi-tổ hội nghề nghiệp, các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân… Chủ tịch Nông dân huyện cho hay: Hội đã hướng dẫn, chỉ đạo Hội Nông dân các xã, thị trấn thành lập 29 tổ hội nghề nghiệp, 3 chi hội, 4 tổ hợp tác; phối hợp thành lập và xây dựng 3 tổ liên kết sản xuất, 7 hợp tác xã nông nghiệp và 3 mô hình nông hội. Ngoài ra, Hội còn hỗ trợ các hộ sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm thông qua các sàn thương mại điện tử.

 

ĐINH YẾN - PHƯƠNG DUNG

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.