Nóng: Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề xuất giải pháp giảm giá phân bón

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề xuất Quốc hội, Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng để mặt hàng phân bón được bổ sung vào danh mục chịu thuế VAT, giúp cho mặt hàng này có cơ hội giảm giá và nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.

 Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề xuất Quốc hội, Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng để mặt hàng phân bón được bổ sung vào danh mục chịu thuế VAT, giúp cho mặt hàng này có cơ hội giảm giá. Ảnh chụp màn hình
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề xuất Quốc hội, Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng để mặt hàng phân bón được bổ sung vào danh mục chịu thuế VAT, giúp cho mặt hàng này có cơ hội giảm giá. Ảnh chụp màn hình


Bổ sung mặt hàng phân bón vào danh mục chịu thuế VAT

Nói về giải pháp bình ổn giá phân bón và vật tư nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, đây là lĩnh vực luôn được Bộ Công Thương chú trọng chỉ đạo các đơn vị chức năng theo dõi, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để kịp thời đề xuất, áp dụng nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất có lãi, qua đó nâng cao đời sống ở khu vực nông thôn.

Tuy nhiên thời gian qua, giá phân bón, vật tư nông nghiệp vẫn tăng cao là do giá nguyên liệu đầu vào, chủ yếu là nhập khẩu và chi phí vận tải logistics do giãn cách xã hội tăng cao.

"Mặt hàng phân bón không thuộc danh mục chịu thuế VAT nên các nguyên vật liệu đầu vào không được khấu trừ thuế cũng làm tăng giá thành sản phẩm. Nhu cầu tiêu thụ mặt hàng phân bón của thế giới tăng cao do đứt gãy chuỗi cung ứng", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định.

Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định, thời gian tới Bộ sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp như đã làm thời gian qua, đồng thời tiếp tục phối hợp tốt hơn các bộ, ngành, địa phương để có các giải pháp hiệu quả hơn trong việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất Quốc hội, Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng để mặt hàng phân bón được bổ sung vào danh mục chịu thuế VAT, giúp cho mặt hàng này có cơ hội giảm giá và nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.

Cần có giải pháp bình ổn giá nguyên liệu đầu vào

Tại buổi thảo luận về kế hoạch phát triển KT-XH và công tác phòng chống dịch chiều 9/11, đại biểu Quốc hội Trình Lam Sinh (An Giang) cho hay: Lâu nay chúng ta vẫn xác định nông nghiệp là nền tảng, là bệ đỡ để nền kinh tế phát triển tốt nhưng bản thân của nền nông nghiệp lại luôn gặp nhiều khó khăn và những bất cập.

Minh chứng cho điều mình nói, đại biểu Sinh nêu thêm thông tin một vài con số liệu từ thực tiễn mà bản thân đã thu thập được như trong vụ đông xuân 2020-2021 chi phí phân, thuốc cho 1ha khoảng 12-12,5 triệu đồng. Với giá lúa cao của mùa vụ đó dao động từ 7.000-7.400 đồng/kg thì người dân sản xuất đạt năng suất từ 2,3-2,5 tấn/ha thì hòa vốn, nếu từ 2,5 tấn/ha trở lên thì có lợi nhuận.

Vụ hè thu, chi phí phân bón, thuốc cho 1ha vào khoảng 13,4 - 13,5 triệu đồng. Với giá lúa của mùa vụ đó dao động từ 5.400 - 6.000 đồng/kg thì người dân cần sản xuất đạt sản lượng từ 3,1 - 3,4 tấn/ha sẽ hòa vốn, nếu sản xuất trên 3,5 tấn/ha thì có lợi nhuận.

3 Đại biểu Quốc hội Trình Lam Sinh (An Giang) để đề xuất với Chính phủ và các bộ, ngành cần có giải pháp bình ổn giá nguyên liệu đầu vào trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Chụp màn hình

Đến vụ thu đông năm nay chi phí phân, thuốc cho 1 ha vào khoảng 17,5 triệu đồng, với giá lúa của mùa vụ dao động từ 5.100 - 5.200 đồng/kg thì người dân cần sản xuất đạt sản lượng từ 4,4 - 4,5 tấn cho 1ha mới có thể hòa vốn, nếu muốn có lợi nhuận thì cần đạt trên 4,5 tấn/ha.

Như vậy, theo đại biểu tỉnh An Giang, chi phí các nguyên liệu đầu vào như phân, thuốc trong sản xuất lúa, các chuẩn mực gần đây lên rất cao và mức chi phí chênh lệch lên đến 5,4 triệu đồng.

Rõ ràng giá nguyên liệu đầu vào trong sản xuất nông nghiệp tăng cao và chưa có dấu hiệu giảm.

Cụ thể, giá phân bón urea có giá 290.000 đồng/bao, tại thời điểm vụ Đông Xuân 2020, 2021 thì hiện nay có giá là 975.000 đồng đến 1 triệu đồng 1 bao, tăng khoảng 245%.

 Phân DAP giá từ 550.000 đồng 1 bao hiện nay có giá là 1150.000 đồng 1 bao tăng 109%. Phân kali từ 330.000 đồng 1 bao tăng lên 800.000 đồng 1 bao tăng 143%. Như vậy, với bài toán tăng giá thì người nông dân gặp quá nhiều khó khăn.

 

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cam kết sẽ bình ổn, giảm giá phân bón. Ảnh: Báo Ấp Bắc.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cam kết sẽ bình ổn, giảm giá phân bón. Ảnh: Báo Ấp Bắc.


Từ những tâm tư của người nông dân, cử tri, đại biểu Sinh đề xuất với Chính phủ và các bộ, ngành cần có giải pháp bình ổn giá nguyên liệu đầu vào trong sản xuất nông nghiệp như là vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, chế phẩm sinh học... để giúp cho người nông dân sản xuất có lợi nhuận trong điều kiện diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 như hiện nay.

Bên cạnh đó, đại biểu tỉnh An Giang cho rằng cần sớm có Quỹ bình ổn giá đối với sản phẩm lúa gạo và cá tra vì đây là một trong những sản phẩm chiến lược của quốc gia, của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng nhằm giúp cho ngành hàng lúa gạo và ngành hàng cá tra tránh được những tác động bất lợi của thị trường, đưa các ngành hàng này phát triển bền vững trong thời gian tới.

Cũng theo đại biểu Sinh, thời điểm này rất cần có cơ chế, chính sách riêng cho các vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long để ưu tiên đầu tư hạ tầng nông nghiệp, đầu tư phát triển hệ thống logistics, các kho trữ lạnh để giải quyết vấn đề lưu trữ nông sản vào những thời điểm thu hoạch cao điểm và phục vụ tốt tái cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và các tỉnh An Giang nói riêng.

https://danviet.vn/nong-bo-truong-bo-cong-thuong-nguyen-hong-dien-de-xuat-giai-phap-giam-gia-phan-bon-20211109185225127.htm
 

Theo Trần Quang (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.