Nơi độc nhất ở Sài Gòn người ta chỉ nói giọng Quảng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Tôi rất thích đi chợ Bà Hoa vì thấy gần gũi như đi đến một ngôi chợ miền Trung. Với người xa quê, khi thưởng thức một món ăn còn có nghĩa là "ăn nỗi nhớ", quay trở lại kỷ niệm ấu thơ…”.
 

Có một nơi ở Sài Gòn người ta sẽ chỉ nghe giọng người xứ Quảng Nam.
Có một nơi ở Sài Gòn người ta sẽ chỉ nghe giọng người xứ Quảng Nam.

Chợ Bà Hoa (đường Trần Mai Ninh, quận Tân Bình, TP. HCM) được biết đến là chợ Quảng Nam giữa lòng thành phố, nơi đây là địa chỉ quen thuộc của người miền Trung nói chung khi muốn thưởng thức hương vị quê hương.
 

Nói đến xứ Quảng nói riêng và miền Trung nói chung, sẽ rất thiếu sót nếu không nhắc đến mắm: mắm ruốc, mắm cái, mắm cà, mắm cá nục…
Nói đến xứ Quảng nói riêng và miền Trung nói chung, sẽ rất thiếu sót nếu không nhắc đến mắm: mắm ruốc, mắm cái, mắm cà, mắm cá nục…

Ông Trần Nhã Thụy cũng cho biết thêm, khu chợ này trước đây của giáo xứ Đắc Lộ, có khung cảnh như một vùng nông thôn.
 

Hàng quán ở chợ tuy nhỏ nhưng đầy đủ và đa dạng các loại đặc sản.
Hàng quán ở chợ tuy nhỏ nhưng đầy đủ và đa dạng các loại đặc sản.

Những năm 1990, vùng này vẫn còn thưa vắng người, đất đai còn nhiều. Bà Hoa là người miền Nam, không có ý định phát triển một ngôi chợ có tính ẩm thực miền Trung, nhưng do vùng Bảy Hiền vốn có nhiều người Quảng sinh sống nên dần hình thành nên cái chợ đặc thù xứ Quảng.
 

Những món ăn phần lớn được làm ngay tại chợ, còn những món hàng đều nhập từ miền Trung vào.
Những món ăn phần lớn được làm ngay tại chợ, còn những món hàng đều nhập từ miền Trung vào.

Nhà văn Trần Nhã Thụy (Quê Quảng Ngãi) cho biết: “Theo chỗ tôi được biết thì chợ Bà Hoa được đặt theo tên của người phụ nữ tên Hoa, người mua đất làm chợ. Thời gian lập chợ là khi nào thì chưa thấy ghi rõ, chỉ biết là có từ... lâu lắm. Chợ Bà Hoa còn có tên là chợ Linh Hoa, Linh là tên người chồng của bà Hoa. Nhưng nói chung vẫn gọi là chợ Bà Hoa, hay chợ làng dệt Bảy Hiền”.
 

Ở chợ không có cái sân si, chen chúc, náo nhiệt, mà đâu đó phảng phất những bình yên dung dị của những vùng quê miền Trung thân thuộc.
Ở chợ không có cái sân si, chen chúc, náo nhiệt, mà đâu đó phảng phất những bình yên dung dị của những vùng quê miền Trung thân thuộc.

Nay nơi đây đã thành một khu chợ tấp nập, chợ Bà Hoa đã sống cùng nhịp thở của thành phố nhưng vẫn giữ được chất riêng của mình.
 

Ở đây ngoài các sản vật xứ Quảng còn có một món đặc sản đó chính là... giọng Quảng không pha tạp.
Ở đây ngoài các sản vật xứ Quảng còn có một món đặc sản đó chính là... giọng Quảng không pha tạp.

Trần Nhã Thụy nói rằng: “Ở đây ngoài các sản vật xứ Quảng còn có một món đặc sản đó chính là... giọng Quảng không pha tạp. Bởi cộng đồng người Quảng ở đây khá đông, giao tiếp, làm ăn buôn bán toàn xài... ngoại ngữ xứ Quảng, nên có người ở đây 40-50 năm vẫn rặt ri giọng Quảng mà không hề lai giọng Sài Gòn.

“Tôi rất thích đi chợ Bà Hoa vì thấy gần gũi như đi đến một ngôi chợ miền Trung. Với người xa quê, khi thưởng thức một món ăn còn có nghĩa là "ăn nỗi nhớ", quay trở lại kỉ niệm ấu thơ… Hi vọng rằng dẫu mai này, xã hội có phát triển thế nào chăng nữa thì những ngôi chợ đặc thù làng quê này vẫn còn, không chỉ để lưu giữ những món ngon mà còn giữ lại cái tình quê mộc mạc nồng nàn”, Trần Nhã Thụy nói.

 

Với người xa quê, khi thưởng thức một món ăn còn có nghĩa là
Với người xa quê, khi thưởng thức một món ăn còn có nghĩa là "ăn nỗi nhớ", quay trở lại kỉ niệm ấu thơ…

Chắc hẳn rằng, không chỉ riêng Trần Nhã Thụy mà bất kì ai là người miền Trung khi đến đây cũng sẽ cảm thấy ấm lòng như đang đứng trên mảnh đất quê hương, còn người dân xứ khác sẽ tìm thấy nơi đây nhiều điều thú vị trong nếp ăn, nết ở của cộng đồng người Quảng.
 

Và như trước nay nó đã tồn tại, chợ bà Hoa vẫn luôn là địa chỉ độc đáo cho mọi người khi khám phá về Sài Gòn dễ thương.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.