Niềm vui nước sạch về nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB), tỉnh Gia Lai đã đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung tại xã Hà Tam (huyện Đak Pơ) và các xã: Thành An, Song An (thị xã An Khê). Nhờ đó, hàng trăm hộ dân khu vực nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.

Triển khai thực hiện chương trình, Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư các công trình: cấp nước sạch xã Hà Tam với tổng vốn đầu tư hơn 14,3 tỷ đồng; cấp nước tại xã Thành An và Song An với số vốn hơn 6,3 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư được trung ương và tỉnh hỗ trợ 90%, còn lại ngân sách địa phương, vốn huy động của người dân và nguồn vốn hợp pháp khác 10%.

Phó Chủ tịch UBND xã Đặng Văn Lượng cho biết: Công trình cấp nước sạch xã Hà Tam có công suất thiết kế 500 m3/ngày đêm, được bàn giao cho xã quản lý, sử dụng và khai thác. Để công trình phát huy hiệu quả và duy trì việc cấp nước liên tục cho các hộ dân, xã hợp đồng với Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Hà Tam vận hành khai thác; tuyên truyền người dân sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả và cùng tham gia bảo vệ, quản lý công trình.

Ông Lê Đình Nam (thôn 1, xã Hà Tam, huyện Đak Pơ) vui mừng khi được sử dụng nước sạch. Ảnh: Ngọc Minh

Ông Lê Đình Nam (thôn 1, xã Hà Tam, huyện Đak Pơ) vui mừng khi được sử dụng nước sạch. Ảnh: Ngọc Minh

“Từ đầu năm đến nay, công trình cung cấp nước sạch cho 621 hộ dân thôn 1, 2 và 5 theo hồ sơ thiết kế ban đầu. Hiện một số hộ ngoài dự án và đơn vị bộ đội đứng chân trên địa bàn đề nghị xã cho sử dụng nguồn nước sạch. Vấn đề này, xã sẽ báo cáo với ngành chức năng để mở rộng đối tượng sử dụng nước sạch, từng bước nâng cao chất lượng đời sống người dân, đồng thời phát huy hiệu quả công trình”-ông Lượng thông tin.

Ông Trần Hữu Đại-Tổ trưởng tổ quản lý công trình cấp nước sạch xã Hà Tam-cho hay: Để có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu người dân, nước thô lấy từ suối Lạnh Hà Tam, chảy theo đường ống khoảng 7 km về công trình xử lý. Tại đây, nước được khử trùng, qua hệ thống bể lắng, bể lọc, bể chứa đạt tiêu chuẩn vệ sinh, xả tự động theo đường ống cấp nước đến từng nhà dân.

“Với trách nhiệm là đơn vị sử dụng, vận hành công trình nước sạch xã Hà Tam, Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Hà Tam tiến hành ký hợp đồng với từng hộ dân; thỏa thuận giá cung ứng 6.000 đồng/m3 nước. Số tiền thu về từ dịch vụ cung cấp nước sử dụng chi trả tiền công cho những người quản lý, vận hành công trình và chi phí tiền điện, hóa chất”-ông Đại chia sẻ.

Dẫn chúng tôi tham quan hệ thống dẫn nước vào bồn chứa, ông Lê Đình Nam (thôn 1, xã Hà Tam) cho hay: “Gia đình tôi mở quán ăn nên nhu cầu sử dụng nước khá nhiều. Mặc dù nước giếng đã lọc qua bể lắng, máy lọc nhiều lần nhưng chỉ dùng vào việc rửa rau, rửa chén đũa, còn nấu ăn phải mua nước đóng bình. Giờ có nước sạch, tôi rất an tâm sử dụng”.

Người dân thôn An Thượng 3, xã Song An (thị xã An Khê ) phấn khởi khi nước sạch về thôn. Ảnh: Ngọc Minh

Người dân thôn An Thượng 3, xã Song An (thị xã An Khê ) phấn khởi khi nước sạch về thôn. Ảnh: Ngọc Minh

Tại thị xã An Khê, công trình cấp nước đã giải cơn khát cho hàng trăm hộ dân trên địa bàn xã Thành An và Song An. Bà Lù Thị Mỹ (thôn An Thượng 3, xã Song An) phấn khởi nói: “Trước đây, gia đình dùng nước giếng bị nhiễm phèn, nhiễm dầu, mùa khô giếng cạn không có nước sử dụng. Từ đầu năm 2022 đến nay, nhờ có nguồn nước máy ổn định, việc ăn uống, sinh hoạt của gia đình bảo đảm vệ sinh. Gia đình còn được Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí lắp đồng hồ nước”.

Theo ông Khưu Doãn Huân-Chủ tịch UBND xã Song An: Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, những hộ tham gia chương trình chỉ phải đóng 300 ngàn đồng/đồng hồ nước, thay vì đóng hơn 1 triệu đồng/đồng hồ.

Còn ông Nguyễn Phi Hùng-Phó Chủ tịch UBND xã Thành An thì cho hay: “6 thôn trên địa bàn xã đã có hệ thống ống nước của Nhà máy nước Sài Gòn-An Khê. Nhờ có dự án công trình cấp nước thuộc chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” của tỉnh mà hệ thống ống cấp nước được nối dài ra các đường nhánh; có thêm 255 hộ ở thôn 1, 2, 3, 4 sử dụng nước máy, nâng tổng số đồng hồ nước toàn xã hơn 780 chiếc, góp phần nâng cao tiêu chí sử dụng nước sạch trên địa bàn”.

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Krông Pa đã triển khai các điểm hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ thông tin. Bước đầu các điểm hỗ trợ đã mang lại hiệu quả thiết thực.

An Khê nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy cho cộng đồng

An Khê nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy cho cộng đồng

(GLO)-Những năm qua, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (tỉnh Gia Lai) phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thường xuyên phổ cập kiến thức, hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị chữa cháy cầm tay và kỹ năng xử lý tình huống khi gặp sự cố cháy nổ.

Nhờ thay đổi tư duy sản xuất, đời sống gia đình bà Đinh Bom đã thay đổi nhanh chóng với thu nhập hàng năm trên 500 triệu đồng. Ảnh: N.Q

Khởi sắc làng Tơ Drăh

(GLO)-Nhờ thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, làng Tơ Drăh (xã Bar Măih, huyện Chư Sê) đã có nhiều khởi sắc và đạt chuẩn nông thôn mới.

Chuyện những người làm truyền thông ngành Y

Chuyện những người làm truyền thông ngành Y

(GLO)- Nhằm giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có kiến thức trong chăm sóc sức khỏe, phòng-chống dịch bệnh, đội ngũ cán bộ truyền thông ngành Y tỉnh Gia Lai đã không quản ngại khó khăn, tiếp cận địa bàn để tuyên truyền, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

"Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

Thủ tướng chỉ đạo chi trả chế độ cho cán bộ nghỉ việc do sắp xếp trước 30/6

Thủ tướng chỉ đạo chi trả chế độ cho cán bộ nghỉ việc do sắp xếp trước 30/6

Đối với trường hợp đã có quyết định nghỉ việc thì phải hoàn thành việc giải quyết, chi trả chậm nhất trước ngày 30/6. Cơ quan, đơn vị, cá nhân nào có thẩm quyền mà không giải quyết đúng kế hoạch hoặc để xảy ra tiêu cực sẽ bị xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật nhà nước.

null