Những thói quen dễ gây bệnh trĩ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh trĩ là tình trạng mà các tĩnh mạch hoặc mạch máu nằm xung quanh hậu môn hoặc bên trong trực tràng bị sưng, kích thích do chịu áp lực nào đó tác động lên.

Trong trường hợp mắc trĩ ngoại, người bệnh có thể bị ngứa, đau hoặc cảm thấy có những cục cứng, đau xung quanh hậu môn. Với trĩ nội, người bệnh có thể bị chảy máu nhẹ ở hậu môn.

Bệnh trĩ phổ biến hơn chúng ta nghĩ. Thống kê của Viện Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia (Mỹ) cho thấy khoảng 50% người trung niên và người già đang mắc bệnh trĩ. Tùy vào mức độ và loại trĩ mà bệnh có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe hay không, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

Táo bón kéo dài dễ gây trĩ vì khiến người mắc phải rặn mạnh hơn khi đại tiện

Táo bón kéo dài dễ gây trĩ vì khiến người mắc phải rặn mạnh hơn khi đại tiện

Một trong những điều mà mọi người có thể làm để giảm nguy cơ bị trĩ là tránh rặn quá mạnh khi đại tiện. Một nghiên cứu công bố trên chuyên san World Journal of Gastroenterology cho biết rặn mạnh khi đại tiện sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng.

Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch trực tràng, từ đó làm hạn chế lưu lượng máu quay trở lại tim. Hệ quả là làm các tĩnh mạch trực tràng phình lên và gây trĩ.

Đối với một số người, cảm giác khó chịu mà bệnh trĩ mang đến là tương đối nhẹ. Trong khi đó, một số khác lại cực kỳ khó chịu, nhất là những trường hợp bị trĩ nặng, làm sa búi trĩ. Khi đó, búi trĩ nội sẽ phình ra khỏi hậu môn và gây đau đớn.

Để giảm nguy cơ trĩ, mọi người không nên rặn quá mạnh khi đại tiện. Trong một số trường hợp, chúng ta cần phải rặn để việc đại tiện sớm hoàn tất. Những trường hợp này thường là do vội vã và không có nhiều thời gian. Nhưng những lần sau thì cần tránh việc này và không để nó thành thói quen.

Tuy nhiên, có một tình trạng khiến việc rặn khi đại tiện trở thành điều thường xuyên, đó là táo bón. Nếu bị táo bón kéo dài thì cần có biện pháp can thiệp, chẳng hạn dùng thuốc.

Ngoài rặn mạnh, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ là ngồi nhiều, thiếu nước, uống nhiều rượu bia, ăn quá ít chất xơ, thường xuyên ăn đồ cay, và béo phì. Do đó, thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh hơn sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc trĩ.

Cụ thể, mọi người cần thường xuyên tập thể dục. Nếu phải làm những công việc đòi hỏi ngồi nhiều thì thỉnh thoảng hãy đứng dậy đi lại để giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn. Chế độ ăn hằng ngày cần ưu tiên các món giàu chất xơ như rau củ, trái cây và kết hợp uống nhiều nước. Cách ăn này sẽ giúp giảm táo bón, từ đó ngăn nguy cơ bị trĩ, theo Medical News Today.

Có thể bạn quan tâm

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.