Những người trực phát sóng trên đỉnh Hàm Rồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trên đỉnh núi Hàm Rồng (TP. Pleiku), ngày nối ngày, các kỹ thuật viên Phòng Kỹ thuật-Công nghệ-Truyền dẫn của Báo Gia Lai cần mẫn đảm nhiệm công việc truyền đi 2 làn sóng phát thanh, truyền hình để phục vụ khán thính giả trong tỉnh.

Anh Ngô Khổng Anh Tuấn là 1 trong 4 kỹ thuật viên đảm nhận công việc trực truyền dẫn phát sóng tại Trạm phát sóng Hàm Rồng. Anh cho biết: Trước năm 2005, trạm phát sóng nằm cạnh trụ sở Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh cũ (nay là cơ sở 2 của Báo Gia Lai). Tuy nhiên, do phạm vi phát sóng ở tầm thấp với bán kính chỉ 40-50 km nên người dân tại những địa bàn vùng sâu, vùng xa trong tỉnh khó tiếp được sóng.

Năm 2006, trạm được dời lên đỉnh núi Hàm Rồng, cách trung tâm thành phố gần 15 km. Nhờ vị trí cao mà sóng phát được xa hơn, bao phủ hầu hết địa phương trong tỉnh với bán kính 80-100 km.

cac-ky-thuat-vien-cua-bao-gia-lai-truc-truyen-dan-phat-song-tren-tram-ham-rong-anh-thanh-sang.jpg
Các kỹ thuật viên của Báo Gia Lai trực truyền dẫn phát sóng trên trạm Hàm Rồng. Ảnh: Thanh Sáng

“Dù kề bên quốc lộ 14 nhưng trên đỉnh Hàm Rồng hầu như vắng lặng, quanh năm chỉ có nắng, gió, mưa và mây mù. Từ chân núi đến trạm phát sóng là con dốc quanh co, cao hơn 400 m, lên xuống không hề dễ dàng.

Nguy hiểm nhất là lên trạm giao ca vào ban đêm mà trời lại mưa bão, lá thông rồi những cây thông mục đổ xuống đường, việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Có những lần ngã xe máy, trầy xước chân tay, quần áo lấm lem bùn đất, song bản thân tôi vẫn ráng nhịn đau, dựng xe dậy rồi di chuyển tiếp lên trạm cho đúng giờ để chuyển giao ca cho anh em”-anh Tuấn chia sẻ.

Cũng là kỹ thuật viên Phòng Kỹ thuật-Công nghệ-Truyền dẫn, anh Trần Kim Thế đã gắn bó với công việc truyền dẫn phát sóng trên đỉnh Hàm Rồng suốt 8 năm qua. Điều mà anh và đồng nghiệp lo lắng nhất đó là đỉnh núi Hàm Rồng cao như một cột thu sét tự nhiên và được bao phủ bởi rừng thông hàng chục năm tuổi. Mỗi lần nghe tiếng sét là anh em thót tim lo lắng.

“Năm nào trạm phát sóng cũng bị 1 hoặc 2 lần sét đánh, gây thiệt hại về cơ sở vật chất, trang-thiết bị của cơ quan. Anh em đã nỗ lực khắc phục sự cố, không để gián đoạn 2 làn sóng phát thanh và truyền hình của tỉnh. Ngoài ra, vào ban đêm, tại trạm luôn có 2 người trực luân phiên để có thể giúp đỡ nhau khi gặp vấn đề về sức khỏe”-anh Thế cho biết thêm.

toan-canh-tram-phat-song-ham-rong-anh-thanh-sang.jpg
Toàn cảnh trạm phát sóng Hàm Rồng. Ảnh: Thanh Sáng

Trạm phát sóng Hàm Rồng có vai trò vô cùng quan trọng đối với Báo Gia Lai. Tất cả chương trình phát thanh, truyền hình để đến được với khán thính giả trong tỉnh đều phụ thuộc vào trạm phát sóng này. Đặc biệt, ngoài việc phát sóng các chương trình của tỉnh, hiện nay, Báo Gia Lai còn đảm nhận phát sóng 2 kênh phát thanh quốc gia VOV1 và VOV4 với thời lượng 19 giờ mỗi ngày.

Anh Huỳnh Ngọc Trân-Phó Trưởng phòng Kỹ thuật-Công nghệ-Truyền dẫn-cho biết: “Dù làm việc ở nơi khá xa trung tâm TP. Pleiku, điều kiện công tác còn gặp nhiều khó khăn, song bản thân tôi và các anh em trực tại trạm đều nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trong quá trình làm việc, chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm, động viên khích lệ tinh thần rất lớn từ các đồng chí lãnh đạo đơn vị, qua đó giúp mỗi người yên tâm công tác, đưa cánh sóng phát thanh, truyền hình của tỉnh đến khắp các buôn làng xa xôi, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của người dân ngày một tốt hơn”.

Có thể bạn quan tâm

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Khoảng trời quê

Khoảng trời quê

Mẹ vợ tôi, bà ngoại của 2 con trai của tôi, luôn miệng thắc mắc, ở thành phố lạ nhỉ, lúc nào cũng đông như mắc cửi và đèn điện như sao xa.

null