Ra mắt sách “Sự tích núi Hàm Rồng”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 4 truyện cổ dân gian được xuất bản dưới dạng truyện tranh song ngữ Việt-Jrai, Việt-Bahnar giải thích nguồn gốc, tên gọi các thắng cảnh nổi bật của du lịch Gia Lai, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai vừa ra mắt cuốn sách thứ 5 “Sự tích núi Hàm Rồng”.

Đây là hoạt động thuộc khuôn khổ Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.

“Sự tích núi Hàm Rồng” là truyện cổ dân gian Bahnar do Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ-Trưởng phòng Quản lý văn hóa (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) sưu tầm, biên soạn. Sách gồm 20 trang do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, được biên soạn song ngữ Việt-Bahnar đi kèm tranh minh họa sinh động, đẹp mắt. Sách là câu chuyện cổ thú vị về tinh thần đấu tranh của đồng bào Bahnar trước thiên tai, địch họa để bảo vệ cuộc sống bình yên của buôn làng.

dscf1551.jpg
Bìa sách "Sự tích núi Hàm Rồng" có cả tiếng Việt-Bahnar-Anh. Ảnh: Minh Châu

Núi Hàm Rồng được ví như nóc nhà thành phố với độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, cách trung tâm TP. Pleiku 11km. Xung quanh ngọn núi lửa đã tắt hàng triệu năm này có nhiều huyền tích đẹp gắn với đời sống của đồng bào quanh vùng. Người Bahnar gọi địa danh này là Kông Hơdrông, người Jrai gọi là Chư Hdrông, còn người Kinh gọi là núi Hàm Rồng.

“Sự tích núi Hàm Rồng” là truyện cổ dân gian thứ 5 được thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ sưu tầm, biên soạn nhằm kiến giải những huyền thoại lưu truyền trong dân gian, những địa danh nổi tiếng gắn với du lịch Gia Lai. Trước đó, thạc sĩ đã sưu tầm, biên soạn các truyện cổ như “Sự tích Kông Ka Kinh”, “Sự tích Kon Jrang” , “Huyền thoại Vua Lửa”, “Sự tích Chư Đang Ya”.

Ngoài song ngữ Việt-Bahnar, Việt-Jrai, tác giả còn dành một trang tóm tắt nội dung câu chuyện bằng tiếng Anh. Cùng với tranh minh họa sinh động, đây cũng trở thành những ấn phẩm thú vị góp phần quảng bá cho du lịch của tỉnh đến du khách trong nước, quốc tế; đồng thời bổ sung vào tủ sách thiếu nhi với những câu chuyện cổ thú vị gắn liền với các địa danh và đời sống văn hóa của đồng bào Bahnar, Jrai.

Có thể bạn quan tâm

Mùa dã quỳ xanh lá

Mùa dã quỳ xanh lá

(GLO)- Những ngày này, dạo quanh các cung đường từ xã Đak Đoa về phường Pleiku, từ xã Bàu Cạn đi xã Ia Dom, thi thoảng, tôi gặp những vạt dã quỳ mướt xanh vươn mình đón gió. Lại thấy, mùa dã quỳ xanh lá ngân hoài một vẻ đẹp riêng.

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

Gánh cá của mẹ

Gánh cá của mẹ

(GLO)- Sáng sớm, khi chú gà trống choai cất tiếng gáy đầu tiên hòa vào tiếng thuyền chài khua nước ngoài sông, mẹ đã thức dậy. Bên ánh lửa bập bùng từ bếp củi, mẹ lặng lẽ chuẩn bị cho một ngày ra chợ. Hôm nay, mẹ lại gánh cá ra chợ huyện.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Khoảng trời quê

Khoảng trời quê

Mẹ vợ tôi, bà ngoại của 2 con trai của tôi, luôn miệng thắc mắc, ở thành phố lạ nhỉ, lúc nào cũng đông như mắc cửi và đèn điện như sao xa.

null