Những người bị đau đầu gối cần lưu ý gì khi chơi thể thao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đau đầu gối có thể khiến nhiều người lo lắng khi tập thể dục, thậm chí là bỏ tập. Theo các chuyên gia, nếu họ biết phương pháp tập luyện phù hợp thì không cần phải từ bỏ việc tập luyện.
Tập luyện thể thao phù hợp sẽ giúp tăng cường sức mạnh của đùi, mông và các nhóm cơ quanh đầu gối, nhờ đó mà giảm áp lực cho khớp gối/ Ảnh minh họa: Shutterstock
Tập luyện thể thao phù hợp sẽ giúp tăng cường sức mạnh của đùi, mông và các nhóm cơ quanh đầu gối, nhờ đó mà giảm áp lực cho khớp gối/ Ảnh minh họa: Shutterstock
Đau đầu gối đang ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng triệu người. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau đầu gối khác nhau, từ chấn thương đến viêm khớp. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ dễ bị chấn thương đầu gối hơn nam giới, theo MSN.
Một trong những điều quan trọng nhất cần lưu ý khi tập luyện với đầu gối bị đau là không nên dùng lực quá nhiều ở đầu gối.
Thay vào đó, người tập sẽ dùng lực ở những bộ phận khác để giảm tải cho đầu gối như lực ở bắp đùi, cơ mông và các bó cơ xung quanh đầu gối. Đó là lý do vì sao tập luyện để tăng sức mạnh và khối lượng cơ ở những nhóm cơ này rất có lợi cho đầu gối, huấn luyện viên người Mỹ Kasey Kotarak cho biết.
Người bị đau đầu gối có thể tập luyện những cách sau:
Tập đùi trước bằng tư thế bước lên cầu thang
Đây là một trong những bài tập đùi cơ bản và dễ thực hiện. Chúng ta có thể tập trên bậc thang hoặc nơi nào đó có bậc thềm cao hơn mặt đường đều được.
Người tập sẽ đứng đối diện bậc thang, đặt một chân lên bậc thang rồi bước hẳn lên đó. Khi bước lên hết bậc thang, đầu gối phải giữ thẳng, sau đó trở về vị trí cũ. Mỗi chân sẽ thực hiện nhiều lần.
Bài tập này rất giống động tác bước lên cầu thang. Chúng sẽ kích thích cơ mông, cơ đùi trước, cơ đùi sau và các nhóm cơ quanh đầu gối.
Cardio
Với người bị đau đầu gối, không phải bài tập cardio nào cũng có thể thực hiện được. Họ phải tránh những bài tập mà cả 2 chân phải rời khỏi mặt đất, chẳng hạn như chạy hoặc nhảy.
Vì khi đưa cơ thể lên cao và 2 chân rời khỏi mặt đất, lúc đáp xuống sẽ gây áp lực lớn lên khớp gối. Do đó, người đau khớp gối không được chạy, nhảy mà chỉ tập đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập trên máy elliptical (máy chạy bộ) trong phòng gym.
Ngoài ra, những hình thức tập khác như yoga, thể dục nhịp điệu dưới nước hoặc một số bài rèn sức mạnh cũng đều có thể giúp cải thiện khớp gối và giảm đau. Để đảm bảo sức khỏe, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập. Nếu tập ở phòng gym, hãy nhờ một huấn luyện viên chuyên nghiệp hướng dẫn, theo MSN.
Theo Ngọc Quý (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

“Cánh tay nối dài” của ngành Y tế

“Cánh tay nối dài” của ngành Y tế

(GLO)- Gia Lai có khoảng 2.000 nhân viên y tế thôn bản. Đây là “cánh tay nối dài” hỗ trợ ngành Y tế triển khai các hoạt động truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng-chống dịch bệnh.

Những thói quen ăn canh gây hại cho sức khỏe

Những thói quen ăn canh gây hại cho sức khỏe

(GLO)- Mâm cơm gia đình của người Việt luôn gắn liền với một tô canh nóng hổi, thơm ngon. Thế nhưng, ăn món canh như thế nào để đảm bảo các dưỡng chất có lợi cho cơ thể thì không phải ai cũng biết. Không ít người trong chúng ta hiện vẫn duy trì những thói quen ăn canh gây tổn hại cho sức khỏe.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai sẽ là bệnh viện đầu tiên tại tỉnh triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai sẽ là bệnh viện đầu tiên tại tỉnh triển khai bệnh án điện tử

(GLO)- Chiều 3-5, Hội đồng tư vấn, đánh giá hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quý Tường-Chủ tịch Hội Tin học Y tế Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng tư vấn làm trưởng đoàn đã có buổi tư vấn, đánh giá hồ sơ bệnh án điện tử tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai.