Những mẹo hay giúp cơ thể thư giãn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không ít người quen với cuộc sống bận rộn thi thoảng tự hỏi, nếu có một ngày nghỉ thì họ sẽ làm gì, đi đâu chơi để thật sự thư giãn?  

Muốn hết căng thẳng phải biết cách thư giãn
Muốn hết căng thẳng phải biết cách thư giãn



Việc giúp cơ thể thư giãn hiệu quả và đúng cách cũng cần phải được thực hiện cho bài bản. Dưới đây là một số mẹo hay để bạn tham khảo áp dụng, nhằm giúp cơ thể xả bớt căng thẳng từ cuộc sống vốn bộn bề lo toan, theo Health.com.

Để cơ thể thư giãn trước đã

"Khi cuộc sống của bạn bộn bề lo toan thì cơ thể thường xuyên giải phóng adrenaline và cortisol, làm tăng sự tiêu hao năng lượng, dẫn đến căng cơ", Gregory Fricchione, Giám đốc Viện Benson-Henry của Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ) cho biết. Do đó, bạn cần để cơ thể thư giãn bằng cách bắt đầu căng cơ ở đầu các ngón chân ít nhất 5 giây, thả lỏng 30 giây và lặp lại như vậy đối với các nhóm cơ từ chân đến cổ, đầu. Việc này nhằm giúp cơ thể thư giãn toàn diện.


Tự giảm sức ép

Hãy chịu khó dùng phương tiện công cộng để đi làm hằng ngày. Bạn sẽ có thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi, tập hít thở sâu.

Sau giờ làm, hãy gọi cho người bạn thân đi ăn chung trò chuyện hoặc nghe nhạc thư giãn, hay bất kỳ hoạt động nào giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ, những gánh lo để tìm kiếm sự thanh tịnh trong tâm hồn. Cũng có người thư giãn bằng cách vào bếp nấu ăn cùng nửa kia của mình và thưởng thức bữa tối vui vẻ hay cùng làm việc nhà.

Đăng xuất khỏi mạng xã hội

Người lướt mạng xã hội hoặc kiểm tra email hay tin nhắn càng nhiều thì mức độ căng thẳng càng cao, theo báo cáo của hiệp hội tâm lý học Mỹ.  Do đó, nếu muốn thư giãn thật sự, bạn nên thoát khỏi sự mê hoặc của Facebook, Twitter hay Instagram.


Lập sẵn kế hoạch vui chơi

Rất nhiều người gặp tình trạng đầy mâu thuẫn như thế này: khi bận rộn thì rất muốn đi chơi, nhưng lúc rảnh rỗi chẳng biết chơi cái gì, ở đâu. Bởi vậy nên bạn hãy lập kế hoạch thật đặc biệt để khi có cơ hội là sẽ được vui chơi sảng khoái nhất có thể.

Tham gia các hoạt động


 

Lên sẵn kế hoạch vui chơi để khi có thời gian là
Lên sẵn kế hoạch vui chơi để khi có thời gian là "vác ba lô lên và đi"


Hãy tham gia vào những khóa học nấu ăn hoặc các nhóm chơi thể thao thường xuyên để tăng cường tương tác và thư giãn với bạn bè, người thân. Điều này sẽ giúp bạn thêm sáng tạo trong cuộc sống và công việc.

Theo Thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.