Những gương mặt nữ trong làng văn nghệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ai đó từng nói rằng: Phụ nữ mà làm văn chương nghệ thuật thì... khó gấp nhiều lần đàn ông. Chưa kiểm chứng, nhưng quả là, mấy chục năm làm nghề viết, tiếp xúc, cộng tác, thân lẫn sơ các kiểu, tôi luôn thấy khâm phục các chị, những người phụ nữ làm văn chương nghệ thuật, đắm đuối với nó, si mê nó, tận tâm với nó, chỉ để mình là mình, để được nghiền ngẫm mình, nghiền ngẫm đời... Nguyên cái việc vượt lên dị nghị mà sống và lao động nghệ thuật (sau khi đã hoàn thành việc nhà, việc xã hội) là đã đáng nể lắm rồi.
 Tác phẩm “Mẹ con” của họa sĩ lê nguyễn thảo my.
Tác phẩm “Mẹ con” của họa sĩ lê nguyễn thảo my.
Người phụ nữ làm văn chương đầu tiên tôi gặp ở Pleiku là chị Ngô Thị Hồng Vân. Ngày đầu tiên khi bước chân vào Phòng Văn nghệ (Ty Văn hóa-Thông tin Gia Lai-Kon Tum), tôi đã gặp chị. Một người đàn bà không tuổi, bởi sau nửa ngày tôi mới biết là chị đã... 2 con! Và sau đấy nữa thì tôi đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác về chị. Chị viết văn. Tất nhiên rồi. Nhưng lại còn hát rất hay, ôm đàn hát từ tiếng Việt tới tiếng Anh, từ tiếng Jrai tới Bahnar. Và, chị từng sáng tác đến mấy ca khúc, từng được các đội văn nghệ quần chúng ở công ty, các đội thông tin lưu động mang đi hội diễn. Cái thời ấy khó khăn lắm. Thấy chị chuyển nhà liên miên, tôi động lòng... thương chị. Sau mới biết, chuyển nhà là một cách... kinh doanh của chị. Chị nuôi gia đình bằng cách ấy, giờ gọi là kinh doanh bất động sản. Sau chị ra học Trường Viết văn Nguyễn Du (nay là Khoa Viết văn-Báo chí thuộc Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) và trở thành một học viên nổi bật của khóa ấy. Tiếc là sau đó chị bỏ ngang, vào Sài Gòn kinh doanh và giờ là một doanh nhân thành đạt, chứ nếu tiếp tục, chắc chắn giờ chị đã là một cây bút nổi tiếng trên văn đàn.
Một người phụ nữ nữa cũng hết sức ấn tượng với tôi là Nghệ sĩ Nhân dân Xuân La. Tôi quen chị từ hồi chị còn là diễn viên, ở cái phòng bé tẹo trong khu tập thể của đoàn Đam San trên đường Nguyễn Đình Chiểu, rồi chị thành lãnh đạo đoàn Nghệ thuật Đam San, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, là đạo diễn và là mẹ của nghệ sĩ múa Thúy Liễu. Đây cũng là người đàn bà không tuổi, bởi cho tới giờ, về hưu cả chục năm, bệnh tiểu đường nặng, nhưng gặp lại thì chị vẫn tiếng cười trong veo thuở nào, vẫn những câu chuyện rổn rảng, những đau đáu khát vọng. Ở chị là tài năng thiên phú cộng với sự lao động không ngừng nghỉ để xây dựng được trên sân khấu múa những hình tượng không thể lẫn. Thành công nhất với chị có lẽ là thời kỳ làm diễn viên. Ở đấy, toàn bộ những gì chị có đã được đốt lên, cháy lên, được hòa tan vào không khí nghệ thuật, làm nên một tên tuổi Xuân La, đàn chị của nhiều thế hệ nghệ sĩ múa Việt Nam chứ không chỉ Tây Nguyên.
Nói đến giới hội họa Gia Lai, người ta hay nhắc tới Hồ Thị Xuân Thu. Đúng thôi, bởi đến giờ, với chị, thành tựu cá nhân, truyền thống gia đình… mọi thứ đều viên mãn. Hoặc nhắc tới 2 con gái của họa sĩ Lê Hùng là Lê Nguyễn Thảo My và Lê Nguyễn Thảo Vy, vừa xinh đẹp vừa tài hoa làm nên một gia đình hội họa 4 người (có cậu trai út Lê Vinh nữa). Nhưng tôi cũng muốn nhắc đến một cô giáo kiêm họa sĩ khác, cô Mai Uyên, dạy hội họa. Tôi biết cô giáo này khi cô mang tranh tới Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai nộp để dự triển lãm, đa phần tranh đẹp nên đều được chọn. Một hôm tôi dậy sớm, thấy đèn Facebook của cô Mai Uyên sáng, bèn nhắn tin hỏi: Không ngủ à cháu. Trả lời, dạ cháu dậy để đi dạy. Và sau đấy mới biết, hàng ngày cô phải dậy từ rất sớm, 5 giờ là ra đón xe buýt hoặc chạy xe máy, tùy thời tiết, đi dạy tại một trường ở huyện Mang Yang. Nhưng điều khiến tôi xúc động hơn cả là cô đã miệt mài truyền cảm hứng, tình yêu hội họa cho học trò. Cô bỏ tiền túi mua bút, màu, giấy về phát cho học trò học vẽ, rồi tìm cách tổ chức triển lãm cho chúng, vận động bán tranh cho chúng. Chúng tôi đã thu gom rất nhiều... báo cũ chuyển xuống cho cô để học trò học xé dán tranh. Một số đồng nghiệp giúp tổ chức một cái triển lãm cho học sinh của cô và khá thành công. Đấy chính là hành trình truyền cảm hứng chứ còn gì nữa. Sáng tác và truyền cảm hứng ấy cho học trò, không phải ai cũng làm được, nhất là trong hoàn cảnh con nhỏ, mỗi ngày đi và về gần trăm cây số để dạy và vẫn sáng tác.
Năm rồi có 2 người phụ nữ viết văn cũng khá nổi. Đó là Ngô Thanh Vân, vừa trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và cũng vừa/đang ra 2 cuốn sách một lúc, một văn một thơ. Người còn lại là Đào An Duyên, được kết nạp vào Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam và cũng vừa ra một tập thơ.
Có một tập thơ in chung các nhà thơ nữ, họ chọn tên là “Đàn bà yêu”. Một trang web chung của các nhà thơ nữ, họ lấy tên là “Đàn bà và thơ” và nhà văn Y Ban cũng từng dõng dạc với truyện ngắn nổi tiếng “I am đàn bà”.
Và Gia Lai cũng còn nhiều người nữa đáng nhắc, nhưng trang báo có hạn, thì đành nhớ đâu viết đấy vậy...
Văn Công Hùng

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.