Những điều viên chức cần biết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Việc giáo viên bán hàng online không bị cấm nhưng tuyệt đối không được bán hàng trong giờ làm việc.



Hiện nay, ngoài việc dạy học, có khá nhiều giáo viên kiếm thêm thu nhập bằng cách bán hàng trên mạng. Vậy có quy định nào cấm giáo viên bán hàng online?

Những việc viên chức không được làm

Theo quy định tại điều 19 Luật Viên chức, 6 việc viên chức không được làm gồm: Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao, gây bè phái, mất đoàn kết, tự ý bỏ việc, tham gia đình công; Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái quy định; Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức; Lợi dụng nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội; Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.


 

Giáo viên bán hàng online không bị cấm nhưng tuyệt đối không được bán hàng trong giờ làm việc
Giáo viên bán hàng online không bị cấm nhưng tuyệt đối không được bán hàng trong giờ làm việc



Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan…

Đồng thời, tại khoản 2, điều 18 Luật Doanh nghiệp (DN) năm 2014 cũng nêu rõ, viên chức là đối tượng không được quyền thành lập và quản lý DN tại Việt Nam. Trong đó, DN là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập nhằm mục đích kinh doanh (khoản 7, điều 4 Luật DN).

Do đó, có thể thấy mặc dù giáo viên không được thành lập DN nhưng bán hàng online không được xem là DN và cũng không thuộc những trường hợp bị cấm đối với viên chức. Do đó, giáo viên hoàn toàn có thể bán hàng online. Tuy nhiên, cần phải lưu ý, tại Chỉ thị 26 ngày 5-9-2016, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra chỉ thị, viên chức không được sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng. Bên cạnh đó, tại Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu giáo viên: Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.

Như vậy, mặc dù giáo viên được phép bán hàng online nhưng tuyệt đối không được bán hàng trong thời gian làm việc.

Không cấm giáo viên bán hàng online

Như đã phân tích ở trên, việc bán hàng online không thuộc trường hợp bị cấm đối với giáo viên. Tuy nhiên, nếu việc bán hàng online được thực hiện trong giờ dạy, coi thi, chấm thi… thì lại là hành vi vi phạm quy định về gìn giữ, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo (Quyết định 16 năm 2008).

Theo đó, Chỉ thị 26 nêu rõ, viên chức nếu vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính sẽ phải bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Khi vi phạm, tùy vào mức độ và hậu quả mà giáo viên có thể bị xử lý kỷ luật bằng 1 trong 3 hình thức nêu tại Nghị định 27/2012/NĐ-CP: Khiển trách, nếu bị người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản; Cảnh cáo, nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng; Buộc thôi việc, nếu gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Tóm lại, việc giáo viên bán hàng online không bị cấm nhưng tuyệt đối không được bán hàng trong giờ làm việc. Nếu không tùy mức độ và hậu quả mà giáo viên có thể phải chịu hình thức kỷ luật cao nhất là buộc thôi việc.

Theo H.Lê (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.