Những con đập tử thần - Kỳ 3: Truy tìm sự thật thảm khốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong những hình ảnh thảm khốc do vụ vỡ đập Machhu II, có một bức ảnh kinh hãi về luật sư trẻ Kishorebhai Daftari chết thảm trong tư thế đứng do bị áp lực nước ép vào tường.

Cái chết thảm của luật sư trẻ Kishorebhai Daftari - Ảnh: UTPAL SANDESARA
Cái chết thảm của luật sư trẻ Kishorebhai Daftari - Ảnh: UTPAL SANDESARA
Đập Machhu II bị sập là một trong những thảm họa môi trường tồi tệ nhất lịch sử.
UTPAL SANDESARA
Không hề có cảnh báo vỡ đập
Ngày 9-6-2020, cuộc hội thảo trực tuyến "Thảm họa đập Machhu năm 1979: Các nguồn gốc xã hội và hậu quả xã hội" đã được Hiệp hội Những người phụ trách quốc gia về an toàn đập (ASDSO) Mỹ tổ chức. Chủ trì hội thảo là hai học giả Mỹ Utpal Sandesara và Tom Wooten. Tiến sĩ y khoa và nhân loại học xã hội Sandesara đang làm việc ở Đại học California, còn nhà nghiên cứu xã hội học Wooten làm việc tại Trường Harvard Kennedy.
Lớn lên trong gia đình có quê ngoại ở bang Gujarat (miền tây Ấn Độ), từ nhỏ Utpal Sandesara đã nghe kể nhiều về lũ lụt Ấn Độ. Mẹ anh còn là một trong những người sống sót sau vụ vỡ đập Machhu II ở thị trấn Morvi (bang Gujarat) hôm 11-8-1979. Đây là vụ vỡ đập có nhiều người thiệt mạng nhất chỉ sau vụ vỡ đập Bản Kiều ở Trung Quốc năm 1975. Sandesara đã từng tìm kiếm thông tin về vụ vỡ đập Machhu II nhưng thông tin không rõ ràng.
Ngày 26-12-2004, năm mới bước chân vào Đại học Harvard, trong lúc anh đang xem tin tức về sóng thần Ấn Độ Dương trên Đài CNN thì nghe tiếng mẹ anh khóc rấm rứt vì bà nhớ lại trận lũ quét năm nào ở quê. Trong bài viết trên tạp chí Harvard Magazine, Sandesara nhớ lại: "Năm đó, tôi 18 tuổi và vẫn còn rất bướng. Tôi quay sang nói với ba mẹ: Con muốn nghiên cứu dự án này và có thể viết cuốn sách đầu tiên về đề tài này". Trở lại trường, anh rủ sinh viên năm nhất Tom Wooten làm bạn nghiên cứu.
Hơn sáu năm sau, cuốn sách dày 448 trang tựa đề Không ai lên tiếng: Chuyện chưa kể về một trong những trận lũ lụt kinh hoàng nhất lịch sử của Utpal Sandesara và Tom Wooten đã được xuất bản ở Mỹ cuối tháng 5-2011.
Thảm họa vỡ đập Machhu II xảy ra hết sức bất ngờ. Ngày 10-8-1979, bão tràn vào bang Gujarat. Năm đó rõ ràng cường độ mưa bão lớn hơn mọi năm. Suốt nhiều ngày nước đổ như thác trên sông Machhu. Bão ngày càng mạnh. Tổ điều hành đập Machhu II mở cửa xả để giữ mực nước không tăng trên mức tối đa hồ chứa. 1 giờ 30 sáng hôm sau, mọi cửa xả đều được mở trừ ba cửa xả đang bị kẹt, thế nhưng nước trong hồ chứa vẫn dâng lên. Đầu giờ chiều, nước tràn qua bờ kè bằng đất ở hai bên đập tràn công trình dẫn đến sự cố vỡ đập.
Khoảng trưa hôm đó, đài phát thanh quốc gia phát cảnh báo sớm yêu cầu mọi người di chuyển đến nơi cao an toàn do đập Machhu II có nguy cơ bị vỡ. Song hoàn toàn không có cảnh báo chính thức nào về sự cố vỡ đập được phát đi từ vị trí trực của đập Machhu II. Lũ quét ào ào tràn về thị trấn nhỏ Lilapar. Mọi nhà cửa trong thị trấn đều bị ngập. Rất may người dân thị trấn đã chú ý đến cảnh báo sớm trên đài phát thanh quốc gia nên vẫn an toàn. Ngược lại, thị trấn Morvi cách đập 5km dưới hạ lưu tuy lớn hơn Lilapar nhưng rất ít người chú ý đến thông báo sơ tán. Nhiều người không chịu đi hoặc không sơ tán đến nơi đủ cao. Họ tặc lưỡi cho rằng lũ lụt "chẳng chết thằng tây nào" và lũ về năm nay cũng sẽ như mọi năm.
Ở ngoại ô Morvi, người dân chọn ngôi đền địa phương làm nơi sơ tán vì mọi năm đền không hề bị ngập dù lũ lên đến mức cao nhất. Cột nước cao đến 10m bất ngờ ập tới chặn đường thoát thân làm hơn 100 người trong đền thiệt mạng thảm khốc. Sau đó, cơn sóng lũ tỏa ra khắp thị trấn Morvi tàn phá nhà cửa, nhấn chìm con người và gia súc. Theo tổ chức ASDSO, không ai biết chắc chắn bao nhiêu người thiệt mạng. Con số ước tính dao động từ 1.800 đến 25.000 người. Nguyên nhân do rất nhiều ngôi mộ tập thể lớn đã được hỏa thiêu để tránh dịch bệnh trước khi cơ quan chức năng tiến hành nhận dạng hoặc thống kê.

Đập Machhu II bị vỡ toang hai bên - Ảnh: UTPAL SANDESARA
Đập Machhu II bị vỡ toang hai bên - Ảnh: UTPAL SANDESARA
Lưu lượng nước lũ gấp ba hồ chứa
Dự án viết sách của hai sinh viên trẻ Utpal Sandesara và Tom Wooten khởi đầu bằng cuộc phỏng vấn ông bà ngoại Sandesara. Cuối cùng, dự án đã đưa họ vào chuyến hành trình xuyên Ấn Độ. Trong 18 tháng trước chuyến đi, họ đã tiếp xúc nhiều giảng viên để định hướng và lắng nghe lời khuyên. GS Paul Farmer ở Đại học Harvard đã nhận lời viết lời bạt cho sách.
Tại Ấn Độ, thủ hiến bang Gujarat là người từng hoạt động tình nguyện trong vụ vỡ đập Machhu II nên sẵn sàng cấp cho Sandesara và Wooten quyền tự do tra cứu các báo cáo kỹ thuật và hình ảnh mật. Họ khai thác hàng ngàn trang tài liệu lưu trữ, phỏng vấn những người sống sót, nhân viên cứu trợ, các cựu viên chức chính phủ. Từ những ký ức rời rạc ấy, họ đã vẽ ra bức tranh toàn cảnh về cách thức xây dựng đập, những lỗ hổng trong thiết kế, hậu quả xảy ra...
Lần đầu tiên cuốn sách Không ai lên tiếng: Chuyện chưa kể về một trong những trận lũ lụt kinh hoàng nhất lịch sử phơi bày nguyên nhân thực sự dẫn đến vỡ đập Machhu II. Đó chính là công tác thiết kế sai sót chứ không phải do "bàn tay thượng đế" như một số quan chức biện bạch hay công nhân xây dựng đập làm ẩu như nhiều người dân địa phương tin như vậy.
Chính quyền tỉnh không nghe khuyến cáo của Ủy ban Điện và nước trung ương Ấn Độ để rồi xây dựng con đập có thiết kế thấp hơn nhiều so với dự kiến. Khả năng thiết kế của đập chỉ chịu được lưu lượng 5.663 m3/giây trong khi trận mưa lớn năm đó đã đẩy lưu lượng tăng gấp ba lần (16.307 m3/giây). Wooten ví von: "Giống như cái bồn tắm có lỗ thoát nước bị tắc và vòi nước cứ mở, cuối cùng nước tràn ra ngoài. Thật không may, phía trên của bồn tắm này lại được làm bằng đất".
Sách của Sandesara và Wooten còn khắc họa tác động vụ vỡ đập đối với con người. Trong 148 cuộc phỏng vấn, họ đã thu thập nhiều chuyện kể từ mọi tầng lớp xã hội ở bang Gujarat. Trong đó có chuyện ông bà ngoại Sandesara tưởng đã chết trong trận lụt ở Morvi vì một con rắn hổ mang chắn ở cửa nhưng cuối cùng được cứu sống. Một phạm nhân bị kết án giết người tên Gangaram Tapu thoát khỏi nhà tù do nước lũ. Với một chân bị chấn thương, anh ta đã cứu 70 người đến nơi an toàn. Tapu được ân xá do hành động dũng cảm ấy, nhưng sau đó lại bị kết án 25 năm tù vì một vụ giết người khác.
Thị trưởng Ratilal Desai có con trai đang tuổi thiếu niên mất tích trong lũ. Ông đã giữ thi thể một đứa trẻ vô danh trong nhà suốt nhiều ngày, sau đó mới biết con trai gia nhập đội cứu hộ đã bị nước cuốn trôi trong khi leo lên bồn tiểu công cộng để tránh sóng. Ông đau đáu mang theo nỗi buồn suốt thời gian chung tay dọn dẹp bùn đất, mảnh vỡ và xác chết phân hủy. Trong những hình ảnh thảm khốc có một bức ảnh ấn tượng về luật sư trẻ Kishorebhai Daftari chết thảm trong tư thế đứng do bị áp lực nước ép vào tường. Anh thiệt mạng trong lúc theo xe cứu thương cứu người ở khu chợ trung tâm.
Từ thảm họa đập Machhu II, hai nhà nghiên cứu Utpal Sandesara và Tom Wooten mong muốn cảnh báo mọi người: Phát triển ồ ạt mà không có tầm nhìn xa hoặc biện pháp ngăn ngừa rủi ro thật vô cùng nguy hiểm.
Lỗi thiết kế chết người!
Một cuộc điều tra đã nhanh chóng xác định lũ quét do đập Machhu II bị vỡ xảy ra ngoài dự kiến và không ai có thể dự báo lưu lượng lũ vượt quá ba lần khả năng hồ chứa. Kỹ sư trưởng từ chối làm chứng. Cuối cùng chính quyền quyết định kết thúc điều tra mà không đưa ra bất kỳ báo cáo nào.
Năm 1985, tiến sĩ YK Murthy đã công bố báo cáo kết luận do công suất thiết kế thấp nên đập bị vỡ là điều không thể tránh khỏi. Năm 1989, đập đã được xây dựng lại với công suất tăng gấp bốn lần đến 21.000 m³/ giây.
Hai con đập ở bang Michigan bị phá nước. Lũ lụt lớn hiếm thấy xảy ra nhưng không ai thiệt mạng hay bị thương. Nguyên nhân vì sao?
_______________________________________________
Kỳ tới: Phép mầu trong cơn lũ kinh hoàng Michigan
HOÀNG DUY LONG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.