Những chuyến trở về

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hôm mua về cho bố cây đàn Mandolin mới, thấy mặt ông dãn ra, ánh mắt sáng hẳn: “Ái chà, gỗ xoan à? Xịn phết!”.

 

 



Ông với lấy chiếc phím đàn cất trên nắp tủ chè vốn đã lâu không dùng tới, rồi cứ thế, phím chạm vào 8 dây đàn như một quán tính: “Còn duyên là duyên ngồi gốc gốc cây thông/ Hết duyên là duyên ngồi gốc í gốc cây hồng là hồng hái hoa…”. Lâu lắm rồi, kể từ khi cây đàn Mandolin cũ bị gãy, bố mới đàn và hát lại bài này.

Mẹ bảo, ở quê, bố từng là tay đàn của đội văn nghệ xã. Hồi ông nội vừa mất, bố mẹ theo đoàn kinh tế mới vào Nam lập nghiệp.

Hành trang bố mẹ chẳng có gì ngoài vài cái xoong, cái thì móp, cái thì mất vung và cây đàn Mandolin cũ. Lẽ ra đoàn tàu phải dừng lại ở vùng đất mà những người cùng làng đã vào trước đó. Nhưng có sự nhầm lần, họ thả bố mẹ xuống vùng khác - vùng đất của người Quảng ở Lâm Đồng. Bố lạc mất xóm làng, lạc mất đội văn nghệ cũ, trên vùng đất kinh tế mới ấy.

Xóm mới chẳng có ai hát quan họ. Những đêm trăng sáng, bố một mình ôm cây đàn Mandolin cũ kỹ ra thềm vừa đàn vừa hát một chặp chục bài. Giọng hát có gì đó như quay quắt, như thương nhớ. Hết dịch sốt rét lại đến đói nghèo, phải 15 năm sau ngày ra đi, lần đầu tiên mẹ tôi mới được quay về quê nhà, mà cũng phải nhân dịp ông bà ngoại khao thọ 80. Mẹ lên chuyến xe Bắc Nam chật như nêm. Bố ngóng theo mãi. Nhìn ánh mắt bố, tôi tưởng tượng rằng nếu xe dừng lại, bố sẽ vét hết tiền trong nhà ra để mua thêm một vé nữa.

Vài năm sau, bố về quê trong một tâm trạng gấp gáp và thấp thỏm khi chú báo tin bà nội ốm nặng. Bà nằm chờ bố hai ngày một đêm, nhìn thấy bố, bà mới yên lòng nhắm mắt xuôi tay. Bố về, mẹ lại ra, khi lần lượt có tin báo ông ngoại rồi bà ngoại hấp hối.

Lần cuối cùng bố về quê là đợt cải mả cho bà nội. Bố là con trưởng nên phải đích thân lội xuống huyệt, mò mẫm từng chiếc xương. Nước ngoài đồng thì ngập đến ngang ngực. Vừa xây cất mộ đàng hoàng cho bà, bố đã tất tả vào Nam. Sau đợt ấy, bố ốm nặng, phải nằm cả tháng trời. Dường như bố mẹ chưa một lần nào được về quê trong cảm giác thảnh thơi và dư giả. Họ chỉ trờ về khi có ai đó báo tin quan trọng của người thân mình, mà đa phần là tin dữ.

Ở tuổi xế chiều, không còn phải lặn ngụp vì tiền nữa, bố mẹ hay nhắc đến chuyện của những ngày xa xưa. Chuyện từ nhỏ, mẹ đã cùng ông ngoại chèo thuyền đi vớt củi trên sông Đà hay chuyện bố cùng ông nội đi đánh dậm mùa lũ, về những chiều cả làng ra sông gánh nước. Tôi hỏi bố có định về quê nữa không? Ông thở dài: “Giờ ở quê còn ai nữa mà về”.

Làng quê như lùi xa vào ký ức của bố mẹ, khi những người thân không còn hiện diện. Dạo này, đêm nào, bố cũng ôm đàn ra thềm hát “a hội a, hư hội hư là hứ hội hừ” đến tận khuya. Khi màn đêm tĩnh lặng, âm điệu của tiếng đàn lại càng vang vọng.

Có khi nào, tiếng đàn của bố đã vang tới tận quê hương, kết nối với cội nguồn thay cho những chuyến trở về?

Khương Quỳnh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.