Những bệnh cần phòng tránh cho trẻ khi đi học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong thời gian mới bắt đầu đi học, trẻ thường dễ bị nhiễm mầm bệnh ở trường. Dưới đây là những bệnh thường lây nhiễm được các bác sĩ nhi khoa hướng dẫn phòng tránh, theo Fox News.
 

Rửa tay sạch vẫn là cách phòng bệnh tốt nhất.
Rửa tay sạch vẫn là cách phòng bệnh tốt nhất. (ảnh nguồn internet)



Cảm và cúm

Theo Trường Y Johns Hopkins (Mỹ), hầu hết trẻ sẽ bị cảm ít nhất 6-8 lần/năm. Nhiều cha mẹ khó khăn phân biệt được giữa cảm lạnh và cúm vì triệu chứng khá giống nhau. Tuy nhiên, triệu chứng cảm lạnh thì thường nhẹ hơn.

“Khi bị cúm, trẻ thường hay than đau tay, chân và không thể đi nổi. Ngoài ra, trẻ bị cúm thường đau đầu, nôn ói và sốt rất cao”, bác sĩ nhi khoa Dyan Hes ở New York nói với Fox News.

Cúm thường vào mùa khoảng tháng 11, 12 và kéo dài suốt đến tháng 3 năm sau.

Bác sĩ Hes khuyên trẻ trên 6 tháng tuổi nên tiêm vắc xin phòng cúm. Trẻ cũng được khuyến khích rửa tay thường xuyên và thay quần áo sau khi đi học về.

Đây là những cách tốt nhất để phòng bệnh cảm và cúm.

Đau bụng

Trẻ thường bị đau bụng. Nguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn hay vi rút. Trẻ sẽ có các triệu chứng như tiêu chảy, nôn ói và thỉnh thoảng sốt, theo Mayo Clinic. Hầu hết trẻ bị đau bụng là bị lây từ bạn bị bệnh do tiếp xúc và chơi chung đồ chơi hay ăn uống thực phẩm bị nhiễm khuẩn.

Theo bác sĩ Hes, rửa tay sạch rất quan trọng để phòng bệnh. Nếu trẻ bị bệnh, chúng nên được cho nghỉ học để tránh lây bệnh cho các bạn cùng lớp.

Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus

Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus cũng là bệnh rất phổ biến ở trẻ. Nhiễm vi khuẩn có thể làm cho trẻ đau họng và ngứa. Bệnh này dễ lây qua tiếp xúc giữa các trẻ với nhau.

Trẻ bị lây bệnh do tiếp xúc với giọt nước bọt li ti bắn ra khi người bệnh hắt hơi, ho; hoặc do ăn chung đồ ăn, uống chung nước với người bị bệnh. Trẻ cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn từ đồ chơi sau khi trẻ bệnh cầm những đồ chơi này.

Rửa tay sạch vẫn là cách phòng bệnh tốt nhất.


Đồ chơi, sàn lớp học và sân chơi nên được lau rửa sạch sẽ để phòng ngừa bệnh cho trẻ, theo lời khuyên của bác sĩ Hes trên Fox News.

Đỗ Nhi (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.