Nhức nhối nạn tảo hôn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Làng Bi Giông và Bi Gia (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) có hơn 90% dân số là người Bahnar. Tại 2 ngôi làng nghèo nàn, heo hút này hiện vẫn còn tồn tại khá nhiều tập tục lạc hậu. Trong đó, nhức nhối nhất là nạn tảo hôn khi nhiều cô dâu, chú rể mới 14, 15 tuổi.
Sáng hôm rồi vào trực trường, tôi tranh thủ đến thăm nhà học sinh. Vừa vào đến đầu làng Bi Giông, thấy một nhóm người đang hì hục mổ trâu ở bãi đất trống, tôi tò mò tới gần, hỏi ra mới biết là chuẩn bị đám cưới cho Đinh H’Lan. Tôi gặng hỏi: H’Lan nào ạ? Một em học sinh cũ đang phụ làm thịt trâu nhanh nhảu trả lời: H’Lan học lớp 8 đó thầy. Tôi bàng hoàng không tin vào tai mình nữa. Đinh H’Lan là cô học trò ngoan hiền, hiếu học. Vậy là biết bao dự định còn dang dở khi em mới 15 tuổi. 
Tôi tìm đến nhà em cũng là lúc gia đình đang làm lễ cúng theo phong tục cho cô dâu và chú rể. Hình như em cũng nhìn thấy tôi, đôi mắt đượm buồn. Sau lễ cúng, tôi tìm gặp em. H’Lan nói như muốn khóc: “Em xin lỗi thầy! Em không đi học nữa, bố mẹ bắt em lấy chồng”. Tôi thương em nhưng chẳng thể làm gì hơn bởi “phép vua thua lệ làng”. Mặc dù Luật Hôn nhân và Gia đình đã được tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhưng nạn tảo hôn vẫn là chuyện rất đỗi bình thường của người dân nơi đây. H’Lan không phải là trường hợp duy nhất. 
Dạo một vòng quanh làng, tôi tìm đến nhà Đinh Thian. Nhìn em tiều tụy hơn nhiều so với cái tuổi 16 khi cõng trên lưng đứa con 7 tháng tuổi. Em cũng lấy chồng khi đang học dở lớp 8. Được hỏi về cuộc sống hiện tại, em nói: “Em khổ lắm thầy ơi! Chồng em đi uống rượu miết, không chịu đi làm”. Dễ hiểu thôi, bởi các em đều ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới. 
Minh họa: Nguyễn Tài
Minh họa: Nguyễn Tài
Tạm biệt Thian, tôi sang làng Bi Gia, ghé thăm nhà em Đinh Linh 16 tuổi, vừa tốt nghiệp lớp 9. Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là em sinh con. Em cũng lấy chồng từ sau Tết Nguyên đán, khi vừa kết thúc học kỳ I. Nhà trường, thầy cô vận động mãi em mới ra học hết lớp 9. 
Trường hợp em Đinh Đuich có phần đặc biệt hơn. Nhà nghèo, sau khi Đuich học xong lớp 9, bố mẹ ép lấy chồng để có người làm. Khi chúng tôi đến thăm nhà, đôi mắt em đỏ hoe. Hỏi ra mới biết, em bị chồng đánh. Những tưởng rằng lấy chồng là để về phụ giúp cho gia đình, thế nhưng, cả 2 đều mới 16 tuổi, nào biết lo lắng gì. Em cho biết: “Cưới nhau 1 tháng nhưng ngày nào nó cũng đi uống rượu, không chịu đi làm”. 
Mang nỗi buồn thương cho những đứa học trò bị cuốn vào vòng xoáy của nạn tảo hôn, tôi tìm đến nhà ông Đinh Nel-Trưởng thôn Bi Gia. Ông cho biết: Chính quyền địa phương cũng đã tuyên truyền vào các buổi họp làng để giải thích về tác hại của tảo hôn. Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ cũng đã thực hiện các chuyên đề tuyên truyền, hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh niên. Tuy nhiên, nạn tảo hôn vẫn tiếp tục diễn ra và có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây.
Được biết, ở làng Bi Giông và Bi Gia, trong vài năm trở lại đây đã có hàng chục cặp vợ chồng kết hôn trước tuổi. Không ít cặp vợ chồng vẫn đang khoác trên mình chiếc áo trắng học trò. Chuyện tảo hôn tác động không nhỏ đến công tác giáo dục, xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo nên gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do bị ảnh hưởng bởi tập tục kết hôn sớm đã ăn sâu vào nếp sống và cách nghĩ của mỗi người dân. Thiết nghĩ, ngoài công tác tuyên truyền, vận động thì chính quyền địa phương cần có những biện pháp mạnh, quyết liệt hơn nữa nhằm ngăn chặn tình trạng này, để thanh-thiếu niên nơi đây được tiếp tục đến trường, góp phần xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân và quê hương.
ĐINH TÙNG

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.