Nhiều lao động đã tất bật tìm việc làm ngay đầu năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không còn cảnh lao động chơi xuân, giờ đây nhiều lao động đã tìm việc từ những ngày đầu năm. Tuy nhiên, dịch Covid -19 khiến cho quá trình tìm việc của họ trở nên khó khăn hơn.

Lao động khó tìm kiếm việc làm

Đã nghỉ việc từ trong năm, nhưng tới giờ chị Nguyễn Thị Thủy, 27 tuổi (Thanh Hóa) vẫn chưa tìm được việc làm mới. Trước đây, chị Thủy là công nhân cho một công ty may tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, nhưng thời gian qua do ảnh hưởng của dịch bệnh, công ty chị ít đơn hàng. Công việc ít, thu nhập giảm sâu. Dù công ty không cho nghỉ việc nhưng chị chủ động xin nghỉ việc tìm công việc mới.

Chị Thủy tâm sự: "Trước đây tôi làm công ty cũ, lương tháng 8-10 triệu đồng/tháng. Làm không hết việc, tăng ca tăng kíp nên thu nhập khá cao. Sau khi có dịch, thu nhập giảm tới 2/3 không đủ đảm bảo cuộc sống".

 

 Để tìm kiếm việc làm, ngay từ mùng 6 Tết, chị đã tìm tới trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đăng ký tuyển dụng . Ảnh: N.T
Để tìm kiếm việc làm, ngay từ mùng 6 Tết, chị đã tìm tới trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đăng ký tuyển dụng . Ảnh: N.T


Tuy đã nghỉ việc được 2 tháng, nhưng tới nay chị vẫn chưa thể tìm được công việc ưng ý. "Tôi đã tham gia nhiều phiên giao dịch việc làm, nhưng vẫn chưa tìm được công việc phù hợp và mức lương như mong muốn. Công việc khó khăn, nên ăn Tết xong tôi đã ra khu công nghiệp tìm việc luôn", chị Thủy chia sẻ thêm.

Hiện nay trên các Group của Hội Thanh niên Khu công nghiệp Bắc Thăng Long; Hội Việc làm Tết... có khá nhiều thông báo tuyển việc làm. Tuy nhiên, số lượng việc làm, mức lương  đều thấp hơn so với các năm trước. Mức lương dao động trong khoảng từ 5-6 triệu đồng/tháng.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương - Chuyên gia lao động việc làm cho biết, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn. Số lượng việc làm cũ mất đi, việc làm mới giảm, kéo theo đó là chất lượng việc làm đi xuống, thu nhập giảm.

 

 Do ảnh hưởng bởi dịch Covid -19, nhiều lao động đã tham gia phiên tuyển dụng Online tìm kiếm việc làm. Ảnh: N.T
Do ảnh hưởng bởi dịch Covid -19, nhiều lao động đã tham gia phiên tuyển dụng Online tìm kiếm việc làm. Ảnh: N.T


"Không chỉ doanh nghiệp, người lao động cần phải kiên trì hơn nữa trong việc tìm kiếm việc làm. Đồng thời, để vượt khó, cả doanh nghiệp và người lao động cần bắt tay tìm tòi, áp dụng khoa học kỹ thuật, tạo ra nhiều sáng kiến tăng năng suất, chất lượng sản phẩm", bà Hương chia sẻ.
Lao động chuyển hướng sang bán hàng online

Thực tế, nhiều lao động đã tìm ra được những công việc phù hợp, tận dụng khoa học công nghệ.

Chị Lê Thị Phương (Thanh Hóa) là giáo viên mầm non của một trường tư thục, do dịch bệnh nên chị phải nghỉ làm, chỉ được hỗ trợ khoản tiền lương chưa tới 2 triệu đồng 1 tháng. Để có thu nhập lo cho gia đình, chị đã tự mày mò, tìm cách kinh doanh qua mạng.

"Ban đầu mình tìm nhiều mặt hàng bán thử. Sau 1-2 tháng khảo sát thấy nhu cầu hàng ăn bán chạy nhất, mình chuyển hướng sang bán hàng ăn cho cư dân ở quê. Chủ yếu là các loại thịt chế biến sẵn, xúc xích, bánh ngọt...", chị Phương kể.

 

Chị Phương bán hàng online kiếm thêm thu nhập. Ảnh: NV
Chị Phương bán hàng online kiếm thêm thu nhập. Ảnh: NV


Sau 5 tháng bán hàng online, giờ đây chị Phương đã có hàng trăm khách hàng quen, trung bình bán được 10-15 đơn mỗi ngày, thu nhập tháng cũng được từ 6-7 triệu đồng. "Đây là khoản tiền không hề nhỏ với tôi. Thậm chí nó cao gấp đôi so với công việc của một giáo viên mầm non dạy học ở quê của tôi", chị Phương tâm sự.

https://danviet.vn/nhieu-lao-dong-da-tat-bat-tim-viec-lam-ngay-dau-nam-2021021808324261.htm
 

Theo THÙY ANH (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.