Nhiễm sán dây do ăn thịt bò tái

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Do thói quen ăn bún bò tái kèm rau sống 3-4 lần một tháng, cô gái 28 tuổi bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, bác sĩ phát hiện nhiễm sán dây.

Ngày 31/3, bác sĩ Trần Quốc Tuấn, Phó trưởng khoa Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết người bệnh nhiễm sán dây bò, chỉ định điều trị thuốc đặc trị sán. Sau một ngày, bệnh nhân đại tiện ra một đốt sán dây dài khoảng 3-4 cm. Trước đó, cô từng đại tiện phân lỏng ra sán, đôi khi sán tự ra qua đường hậu môn. Hiện sức khỏe người bệnh ổn định.

Các nghiên cứu cho thấy tại Việt Nam, bệnh sán dây trưởng thành có tỷ lệ nhiễm dao động 0,5-12% dân số, trong đó, nhiễm sán dây bò chiếm 70-80%, sán dây lợn 10-20%. Nguyên nhân là người dân ăn thịt bò, lợn tái, sống có ấu trứng sán còn sống, nở thành sán trưởng thành, ký sinh trong ruột non. Sán dây bò có thể sống 20-30 năm, kích thước lên đến 4-12 m.

Sán dây bò làm suy yếu cơ thể, đồng thời tổn thương tại ruột, viêm ruột, rối loạn tiêu hóa, gây triệu chứng cho người bệnh như đau bụng, ăn không ngon, sụt cân hoặc chóng mặt, đau đầu, thiếu máu hoặc thậm chí hạ huyết áp.

Bác sĩ khuyến cáo người dân cần ăn chín, uống sôi, không nên ăn các thực phẩm rau, củ, thịt bò, lợn tái hoặc sống. Khi có các dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, gầy sút cân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa, tránh để mầm bệnh lây lan cho cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

(GLO)- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Nhi tỉnh vừa tổ chức 2 lớp đào tạo về chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh lý và hồi sức trẻ sơ sinh cho 40 cán bộ y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai triển khai hiệu quả kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai triển khai hiệu quả kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

(GLO)- Đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai không ngừng đầu tư đồng bộ về mọi mặt, triển khai nhiều kỹ thuật cao trong điều trị. Trong đó, kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu được đơn vị triển khai hiệu quả cứu sống nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch.

Buổi hiến máu thu hút đông đảo người dân huyện Ia Pa tham gia. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa tiếp nhận 316 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 28-10, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức hiến máu nhân đạo đợt 2 năm 2024.

Gia Lai: Gần 100 chuyên gia và cán bộ y tế dự hội thảo khoa học Cập nhật kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

Gia Lai: Gần 100 chuyên gia và cán bộ y tế dự hội thảo khoa học Cập nhật kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

(GLO)- Ngày 26-10, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai phối hợp với Hội Hồi sức cấp cứu chống độc Việt Nam, Công ty TNHH Baxter Việt Nam Healthcare tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: "Cập nhật kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu".