Nhận diện các "chiến dịch" tuyên truyền chống phá Đại hội XIII của Đảng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Càng gần đến ngày diễn ra Đại hội XIII của Đảng, các thế lực thù địch càng gia tăng các hoạt động tuyên truyền chống phá với nhiều thủ đoạn tinh vi.
Hoạt động của chúng không còn được thực hiện đơn lẻ mà được tiến hành ồ ạt theo kiểu “chiến dịch”, với việc huy động cùng lúc nhiều lực lượng, phương tiện, tuyên truyền tập trung về một chủ đề thống nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, cần nhận diện để chủ động đề ra các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn.
Lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là các ứng dụng, dịch vụ tiện ích trên không gian mạng, thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, chính trị không ngừng gia tăng các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng; xuyên tạc nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; xuyên tạc vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng và công tác nhân sự Đại hội XIII… Tất cả sự chống phá trên đều nhằm tới mục tiêu: Phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng; hạ thấp uy tín và thành quả cách mạng; phá hoại Đại hội XIII của Đảng.
Hội nghị Trung ương 12 cho bàn bạc về công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng (Ảnh minh họa - VPG)
Để gia tăng hiệu quả, quy mô, mức độ tác động, ảnh hưởng của hoạt động tuyên truyền, chúng huy động cùng lúc nhiều lực lượng, phương tiện, tuyên truyền về một chủ đề thống nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Tiêu biểu là: “Chiến dịch tuyên truyền xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp 2013”; “Chiến dịch tẩy chay Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam”, “Chiến dịch bàn luận nhân sự Đại hội XIII”, “Chiến dịch xuống đường vì dân chủ”, “Chiến dịch bất tuân dân sự”, “Chiến dịch khai dân trí”…
Có thể thấy, các “chiến dịch” này có những dấu hiệu đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, chủ thể khởi xướng các “chiến dịch tuyên truyền” chủ yếu là các trung tâm, tổ chức thù địch Việt Nam ở nước ngoài như: Các tổ chức khủng bố, phản động lưu vong (“Việt Tân”, “Đảng Dân chủ nhân dân”, “Đảng Vì dân”, “Tập hợp dân chủ đa nguyên”, “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời”…); các trung tâm truyền thông nước ngoài (Đài BBC tiếng Việt, VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt…); các tổ chức quốc tế, NGO nước ngoài (“Theo dõi Nhân quyền thế giới - HRW”, “Ân xá quốc tế - AI”, “Phóng viên không biên giới - RSF”…). Bên cạnh đó, các “chiến dịch tuyên truyền” chống phá Đại hội XIII của Đảng còn được tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt với sự phối kết hợp của nhiều lực lượng thù địch cả trong và ngoài nước, nhất là số dân biểu cực hữu trong chính giới các nước Mỹ, phương Tây; số đối tượng chống đối chính trị trong nước.
Thứ hai, nội dung tuyên truyền trong các “chiến dịch” được hướng theo một chủ đề thống nhất, như: Tuyên truyền chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng; tuyên truyền chống phá vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp 2013; tuyên truyền chống phá cương lĩnh, dự thảo các văn kiện Đại hội; tuyên truyền xuyên tạc nguyên tắc tổ chức, vấn đề nhân sự Đại hội XIII… Chẳng hạn như, thực hiện chiến dịch chống phá cương lĩnh, dự thảo các văn kiện Đại hội XIII, nhiều trang mạng của các tổ chức phản động lưu vong và số đối tượng chống đối trong nước đã đồng loạt tán phát các bài viết có nội dung xuyên tạc cương lĩnh, đường lối của Đảng. Đồng thời, kêu gọi sửa đổi “toàn diện” văn kiện, đường lối chính trị theo hướng đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ vai trò “độc tôn” của Đảng; thay đổi hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước; xây dựng nền kinh tế đa sở hữu bắt đầu từ năm 2021. Có thể thấy rõ ý đồ này qua các bài viết: “Vài suy nghĩ trước thềm Đại hội XIII”, “Việt Nam: Liệu Đại hội Đảng XIII sẽ có khác biệt?”, “Các nhóm thân hữu và tắc nghẽn thể chế đang gây hại cho Việt Nam”, “Góp ý chuẩn bị Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam”, “Về Đảng cầm quyền”, “Bản kiến nghị về Đại hội XIII”… Cá biệt, có bài viết, đối tượng còn đưa ra “lộ trình” cải cách thể chế ở Việt Nam theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Chuyển đổi Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đảng nắm quyền thành Đảng cầm quyền, với cương lĩnh, điều lệ mới theo hướng hòa giải, hòa hợp dân tộc và dân chủ hóa đất nước. Giai đoạn 2: Thực hiện cải cách hệ thống chính trị - nhà nước hiện tại thành nhà nước pháp quyền với Hiến pháp mới và thể chế chính trị dân chủ đa nguyên.
Để thực hiện các chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc công tác nhân sự Đại hội XIII, các trang mạng của các tổ chức phản động lưu vong, đài phát thanh nước ngoài đã đồng loạt tán phát hàng chục bài viết có nội dung xuyên tạc về công tác nhân sự Đại hội XIII, bịa đặt nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đang hình thành “phe cánh” để “tranh giành, đấu đá quyền lực; có “lợi ích nhóm”, “thanh trừng phe phái” trong công tác nhân sự; thậm chí chúng còn xuyên tạc rằng vấn đề nhân sự Đại hội Đảng XIII bị một số thế lực bên ngoài can thiệp, chỉ đạo. Đó là các bài viết: “Những ai sẽ vào tứ trụ tại Đại hội Đảng 2021”, “Chân dung anh hùng - đại biểu Quốc hội; “Trao đổi về Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam”, “Thế lực thù địch ngay trong lòng Đảng”, “Trước thềm Đại hội Đảng, tổ chức lại sanh chuyện”, “Ai sẽ lãnh đạo Việt Nam sau 2 năm nữa?”, “Tín hiệu định hướng cho tứ trụ/tam trụ”…
Thứ ba, các “chiến dịch tuyên truyền” được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định, với nhiều lực lượng, phương tiện tham gia. Các “chiến dịch tuyên truyền” chống phá Đại hội Đảng XIII chủ yếu được tiến hành vào thời điểm trước và trong khi diễn ra Đại hội XIII của Đảng. Đặc biệt, ngay trước thời điểm diễn ra Đại hội, các “chiến dịch” này sẽ được gia tăng về cấp độ, tính chất và quy mô, sau đó sẽ giảm dần và kết thúc khi Đại hội Đảng XIII của Đảng kết thúc. Trong khoảng thời gian này, các thế lực thù địch, phản động sẽ tập trung huy động cùng lúc nhiều lực lượng, phương tiện tham gia nhằm làm gia tăng mức độ, tính chất, phạm vi tác động, ảnh hưởng của hoạt động tuyên truyền.
Thứ tư, các chiến dịch tuyên truyền chống phá Đại hội XIII của Đảng thường trải qua 3 giai đoạn là “giai đoạn chuẩn bị”, “giai đoạn tiến hành” và “giai đoạn kết thúc” chiến dịch. Trong giai đoạn chuẩn bị, các đối tượng thường tìm cách thu thập các tin tức liên quan phục vụ cho hoạt động tuyên truyền; chuẩn bị về lực lượng, phương tiện tuyên truyền. Trong giai đoạn tiến hành chiến dịch tuyên truyền thường xuất hiện sự câu kết, móc nối, chuyển giao tin tức, tài liệu theo chủ đề tuyên truyền giữa các đối tượng ở trong nước với các cá nhân, tổ chức chống đối ở bên ngoài; xuất hiện hoạt động đưa tin, bài tuyên truyền chống phá theo một chủ đề thống nhất của các trung tâm, tổ chức chống Việt Nam ở bên ngoài; các hoạt động tuyên truyền được tiến hành đồng loạt, rầm rộ trên một phạm vi rộng với nhiều hình thức ở cả trong và ngoài nước. Ở giai đoạn kết thúc “chiến dịch tuyên truyền”, hoạt động tuyên truyền của đối phương giảm dần và có sự chuyển hướng trong các hoạt động tuyên truyền chống Việt Nam sang những chủ đề, nội dung khác.
Thứ năm, mục đích trực tiếp của các “chiến dịch tuyên truyền” chống phá Đại hội XIII của Đảng là nhằm phá hoại công tác chuẩn bị Đại hội, phá hoại công tác nhân sự; phá hoại các dự thảo văn kiện; gây mâu thuẫn, chia rẽ, nghi kỵ, mất đoàn kết nội bộ Đảng; làm suy giảm niềm tin của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên với Đảng, Nhà nước và chế độ; làm cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII không diễn ra theo kế hoạch hoặc không đạt được các mục đích, yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó, chúng còn hướng tới những mục tiêu khác như: Xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, chủ trương, đường lối của Đảng; hạ thấp uy tín và thành quả cách mạng; gây nhiễu loạn thông tin; gây mâu thuẫn, chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ; kích động các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.
Các “chiến dịch tuyên truyền” chống phá Đại hội Đảng XIII của các thế lực thù địch thời gian qua không chỉ tạo ra sự nhiễu loạn thông tin, gây ra những hoài nghi, hoang mang, mất niềm tin trong một bộ phận quần chúng, cán bộ, đảng viên mà còn tác động, ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh, trật tự và quá trình chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng. Từ nay đến khi diễn ra Đại hội XIII của Đảng, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị, bất mãn sẽ càng đẩy mạnh thực hiện các “chiến dịch tuyên truyền” chống phá. Đặc biệt, chúng sẽ triệt để khai thác các ứng dụng, dịch vụ, tiện ích trên không gian mạng để tán phát “đơn thư”, “kiến nghị”, “thư ngỏ”, “bản lên tiếng”, “đơn tố cáo”, qua đó gây áp lực hoặc hạ uy tín, tạo luồng dư luận xấu về lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta cần nâng cao cảnh giác, kịp thời phát hiện và chủ động đấu tranh, ngăn chặn các “chiến dịch tuyên truyền” này.
Dân Việt (Theo Nguyễn Sơn/CAND)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(GLO)- Sáng sớm 11-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1-2023, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

(GLO)- Tại hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 4-1, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN, tiêu cực cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

(GLO)- Sáng 5-1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai gồm các ông Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực ở đơn vị, địa phương một cách nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn, song chúng ta nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022.
Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

(GLO)- Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ.
Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

(GLO)- Chiều 27-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo 17 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.
Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

(GLO)- Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

(GLO)- Sáng 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mức độ quan tâm, hiệu quả của công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian tới.
Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

(GLO)- Tại huyện Chư Păh, các tổ chức Đảng phân công đảng viên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, làng phụ trách hộ, nhóm hộ nơi cư trú. Việc này vừa phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, tạo mối liên hệ thân thiết với người dân, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức Đảng, đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.