Nhạc sĩ Trần Tiến tiết lộ chiến thắng bệnh ung thư: "Các bác sĩ đã cứu tôi"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhạc sĩ Trần Tiến lần đầu hé lộ bản thân ông từng có thời gian dài chiến đấu với bệnh ung thư. Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ, ông đã chiến thắng.

Nhạc sĩ Trần Tiến tiết lộ chiến thắng bệnh ung thư. Ảnh: NSCC
Nhạc sĩ Trần Tiến tiết lộ chiến thắng bệnh ung thư. Ảnh: NSCC
Trong chương trình “Lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27.2” đã diễn ra tại TP.HCM với sự góp mặt của MC Quyền Linh, Diva Thanh Lam, Diva Mỹ Linh, ca sĩ Tạ Quang Thắng và các khách mời là y bác sĩ, nhạc sĩ Trần Tiến đã có những tiết lộ về bệnh tình của mình.
Vừa xuất hiện, nhạc sĩ Trần Tiến khiến khách mời phấn khích, mừng rỡ khi thấy sức khỏe của ông đã tốt hơn rất nhiều sau khoảng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật. Đến với sự kiện, nam nhạc sĩ đã gửi lời cảm ơn, tri ân sâu sắc tới đội ngũ y bác sĩ, các lực lượng tuyến đầu chống dịch đã không quản nguy hiểm, khó khăn để dốc lòng vì đất nước.
“Các bạn đã dùng danh dự của mình để chiến đấu, để giúp đồng bào mình đỡ bị thiệt hại nhiều hơn, tôi rất xúc động vì điều đó” - nhạc sĩ Trần Tiến nói thêm.

 
Nhạc sĩ Trần Tiến gặp lại khán giả. Ảnh: NSCC
Nhạc sĩ Trần Tiến gặp lại khán giả. Ảnh: NSCC
Không chỉ thế, nam nhạc sĩ còn góp vui với chương trình ca khúc “Sen hồng hư không” do chính ông sáng tác. Trước khi thể hiện ca khúc, nhạc sĩ Trần Tiến chia sẻ: “Tôi viết bài hát này nhưng cho giọng của ca sĩ Tùng Dương. Giọng Tùng Dương thì cao, vang, bay bổng mà giọng tôi lại trầm. Hơn nữa, tôi cũng không thuộc bài hát của tôi, nhưng vì tấm lòng của tất cả các bạn ở đây, tôi sẵn sàng cầm giấy để hát”.
Vẫn giọng ca trầm, nhạc sĩ Trần Tiến đã mang đến một màn trình diễn ấn tượng. Sau khi thể hiện xong bài hát, nhạc sĩ Trần Tiến còn hài hước trêu đùa: “Tôi hát mà các bạn chưa đuổi tôi ra khỏi đây thì may quá”.
Nhạc sĩ Trần Tiến còn trải lòng về khoảng thời gian ông ít hoạt động để điều trị bệnh ung thư: “Giờ tôi vẫn đứng được ở đây là nhờ các bác sĩ đã cứu tôi. Các bạn biết đấy, may quá tôi đã sống lại.
Chính những giây phút tôi nằm trên giường bệnh điều trị ung thư, tôi phải chiến đấu với các bác sĩ để tự cứu lấy mình. Trong những lúc như thế, tôi viết bài hát ‘Không gục ngã’ chỉ để cứu chính mình vì tôi không thể đứng dậy được nữa. Tôi hát bài hát này tặng bệnh nhân thì hợp lý hơn tặng cho các bác sĩ, bài này buồn lắm”.

Ông hát tặng các bác sĩ. Ảnh: NSCC.
Ông hát tặng các bác sĩ. Ảnh: NSCC.
Tuy nhiên, trước sự cổ vũ nhiệt tình từ khách mời, nhạc sĩ Trần Tiến đã tự đánh đàn guitar và thể hiện ca khúc “Không gục ngã”, ca khúc đã đưa nam nhạc sĩ trở về từ cửa tử.
Tại sự kiện, các mạnh thường quân đã trao tặng hơn 4 tỉ đồng cho các đơn vị, cá nhân có những đóng góp to lớn trong công tác phòng chống dịch. Trong đó, hơn 2,6 tỉ đồng được trao tặng đến 41 đơn vị tiêu biểu có đóng góp trong cuộc chiến chống COVID-19. Các đơn vị này trực thuộc các bệnh viện dã chiến thuộc Sở Y tế TP.HCM, các bệnh viện tuyến Trung ương và lực lượng vũ trang và các đơn vị hỗ trợ ngành y tế TP.HCM tham gia phòng, chống dịch.
Riêng 2 gia đình của cố bác sĩ Trịnh Hữu Nhẫn, công tác tại Trạm Y tế xã Phước Lộc, H. Nhà Bè và cố điều dưỡng Trần Thị Phương Hằng, công tác tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã hi sinh trong đợt chống dịch vừa qua, mỗi gia đình được hỗ trợ 50 triệu đồng.
Theo Đông Du (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.