Nhà tôi treo ảnh Bác Hồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mỗi dịp tháng 5 về, dằng dặc trong thước phim ký ức, tôi nhớ như in bức chân dung Bác mà lần đầu tiên gia đình tôi có được với tràn ngập niềm tự hào và cảm xúc thiêng liêng.
Đó là bức ảnh đen trắng, in lụa chân dung Bác, kích thước chừng 25x30 cm. Có được bức ảnh Bác treo trong nhà vào những ngày đầu quê nhà giải phóng là một vinh dự lớn không riêng của gia đình tôi mà còn lan tỏa sang người thân, họ hàng. Chuyện là, những năm chiến tranh, cha tôi tham gia hoạt động cách mạng bí mật trong vùng địch nên ngay sau khi quê nhà giải phóng, nhà tôi là điểm đến của những người đi thoát ly kháng chiến. Cho đến bây giờ, tôi vẫn hình dung được nhiều gương mặt, nhớ tên nhiều người trong số họ như bác Dư Mỹ, chú Bảy Đồng, chị Hiền, anh Khôi… Họ vào ra, ăn ở, được đón tiếp ân cần, cởi mở như người thân trong gia đình. Ngày trước, chuyện cơm gạo chừng đơn giản lắm, một phần do gia đình tôi thuộc loại khá giả, ruộng đất nhiều, có hẳn cơ sở xay xát lúa gạo đầu tiên của xã. Gà, vịt, mắm muối, rau quả lúc nào cũng sẵn cùng với lòng hiếu khách nên được tiếp khách là niềm vui!
Là chỗ thân tình nên bác Dư Mỹ mới tặng cha tôi bức chân dung Bác Hồ như thể trả ơn, tuyên dương công lao. Ông muốn cha tôi treo ở vị trí trang trọng để tuyên truyền về vị lãnh tụ của dân tộc, về con đường cách mạng do Người dẫn dắt. Ngay khi có được ảnh Bác, cha mang đến nhà một bác thợ mộc trong xóm nhờ đo, đóng một chiếc khung bằng gỗ, viền chỉ nổi chỉ chìm rất đẹp. Tiếp đến, cha đạp xe ra tận phố huyện thuê cắt kính, ráp vào hoàn chỉnh mới mang về. Ảnh Bác được treo ở gian phòng khách, cao quá tầm tay người lớn, bên trên có lá cờ giải phóng nửa đỏ, nửa xanh, ngôi sao vàng 5 cánh ở giữa. Từ đó, gian phòng như sáng lên. Ảnh Bác là tâm điểm được mọi người chú ý, ngắm nhìn.
 Chân dung Bác Hồ. Ảnh: K.N.B
Chân dung Bác Hồ. Ảnh: K.N.B
Tôi còn nhớ, nhiều người luống tuổi nhận xét, Bác đẹp như tiên ông, trông có sức khỏe hơn hồi “9 năm kháng chiến”. 9 năm kháng chiến là quãng thời gian nào, đứa trẻ lên 10 như tôi làm sao biết được. Riêng nội dung “trông có sức khỏe hơn” được kiểm chứng sau đó nhờ những tờ “tiền tín phiếu” bằng giấy có in chân dung Bác, được cuộn tròn cất giấu trong ống tre nơi xà nhà. Mà đúng thật, chân dung Bác trên tờ tiền được ghi lại vào năm nào trong quãng thời thời gian 1945-1954 trông Người thật gầy, mắt sâu, vầng trán rộng ưu tư.
Mấy năm sau, gia đình tôi chuyển về nơi ở mới. Hành trình chuyển nhà khá vất vả. Nhiều vật dụng cũ, ít giá trị đưa cho người thân, hàng xóm. Riêng tấm ảnh Bác, tôi được cha phân công ôm lấy, ngồi sau xe đạp vượt cung đường đất dài và hẹp, trơn lầy giữa ngày mưa gió. Ở ngôi nhà mới khang trang hơn, ảnh Bác, cờ Tổ quốc nền đỏ sao vàng bên trên, cùng bàn thờ ông bà làm cho gian phòng khách thêm ấm cúng.
Bây giờ, không khó tìm mua ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các cửa hàng sách, quầy lưu niệm… Tuy thế, với tôi, chỉ có ảnh Bác ở ngôi nhà cha mẹ là đẹp nhất. Vẻ đẹp vừa thiêng liêng, vừa gợi nhắc kỷ niệm. Nhìn ảnh Bác, nhớ người xưa năm cũ lâu rồi chưa gặp lại hoặc có thể sẽ không bao giờ gặp lại mà lòng rưng rưng…
NGUYỄN ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.