Nhà lãnh đạo Triều Tiên thị sát diễn tập chiến thuật của lực lượng đặc nhiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 14-5, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã trực tiếp thị sát cuộc diễn tập chiến thuật phối hợp của lực lượng đặc nhiệm, đồng thời truyền đạt về nhiệm vụ “then chốt” nhất đối với lực lượng vũ trang.

nha-lanh-dao-trieu-tien-kim-jong-un-thi-sat-cuoc-dien-tap-chien-thuat-phoi-hop-cua-luc-luong-dac-nhiem-anh-kbs.jpg
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát cuộc diễn tập chiến thuật phối hợp của lực lượng đặc nhiệm. Ảnh: KBS

KCNA trích lời nhà lãnh đạo ông Kim Jong-un nhận định: “Lực lượng vũ trang cách mạng của chúng ta hiện đang đảm nhiệm nhiều mặt trận, trong đó quan trọng nhất là mặt trận giai cấp chống chủ nghĩa đế quốc. Việc chuẩn bị đầy đủ cho chiến tranh chính là nhiệm vụ then chốt nhất”.

Ông Kim Jong-un cho rằng sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng pháo binh báo trước nhiều thay đổi trong hoạt động quân sự tương lai của Triều Tiên, đảm bảo năng lực chiến đấu của quân đội. Ngoài ra, ông đánh giá cuộc tập trận sẽ góp phần “biến toàn bộ quân đội thành lực lượng tinh nhuệ”.

Cuộc tập trận diễn ra từ ngày 8-5 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, trong đó có sử dụng các hệ thống tên lửa phóng loạt cỡ 600 mm và tên lửa đạn đạo chiến thuật Hwasongpho-11-Ka. Mục tiêu tập trận nhằm nâng cao khả năng chuyển trạng thái chiến đấu và phản ứng nhanh trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hạt nhân.

Theo Bộ Quốc phòng Triều Tiên, cuộc tập trận đã kiểm chứng độ tin cậy của hệ thống chỉ huy và phản công, đồng thời tái khẳng định cam kết liên tục nâng cao hiệu quả tấn công chính xác của các loại vũ khí tầm xa, phù hợp với môi trường an ninh và yêu cầu của chiến tranh hiện đại.

Có thể bạn quan tâm

Nóng hơn cả xung đột Nga- Ukraine

Nóng hơn cả xung đột Nga- Ukraine

(GLO)-  Israel đã tấn công phủ đầu Iran nhằm làm suy yếu chương trình hạt nhân và kho tên lửa đạn đạo của nước này. Tehran sau đó đã có đòn đáp trả. Hai bên tiếp tục “ăn miếng trả miếng”. Tình hình Trung Đông nóng hơn cả xung đột Nga-Ukraine. 

Hiệp định Biển cả (Ảnh minh họa: Ambafrance)

Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ để có hiệu lực: Dấu mốc lịch sử

(GLO)-Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ của 60 quốc gia để có hiệu lực ngay từ đầu năm 2026. Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, 55 quốc gia đã hoàn tất phê chuẩn hiệp định, khoảng 15 quốc gia đang trong quá trình phê chuẩn với ngày cụ thể và 15 quốc gia khác sẽ hoàn tất vào cuối năm.

null