Nguyên Trưởng phòng Công Thương tham ô xin giảm án

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Được giao nhiệm vụ thực hiện dự án, nguyên Trưởng Phòng Công Thương huyện đã cấu kết doanh nghiệp lập hợp đồng khống, tham ô ngân sách.

Ngày 23-10, TAND Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa phúc thẩm vụ án "Tham ô tài sản" xảy ra tại Phòng Công Thương huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long theo đơn kháng cáo của các bị cáo.

Sáu bị cáo kháng cáo gồm: Nguyễn Giao Chi (SN 1959; nguyên trưởng phòng), Nguyễn Khắc Lâm Sơn (SN 1981; nguyên kế toán trưởng), Nguyễn Thành Nhân (SN 1964; nguyên Giám đốc Công ty CP Tư vấn Xây dựng Tam Bình), Huỳnh Quốc Trung (SN 1985; nguyên Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Tân Bình), Nguyễn Thanh Tâm (SN 1977; thuộc cấp của ông Nhân) và Phạm Thanh Sang (SN 1986; nguyên Giám đốc Công ty Kiến trúc Phố Trẻ).

Ông Nguyễn Giao Chi được bổ nhiệm làm Trưởng Phòng Công Thương huyện Tam Bình, vào năm 2008. Từ năm 2009 đến 2015, Phòng Công Thương huyện được giao làm đại diện chủ đầu tư nhiều dự án xây dựng và trực tiếp quản lý dự án; được thanh toán khoản chi phí thực tế.


 

Ông Nguyễn Giao Chi đang trình bày trước tòa
Ông Nguyễn Giao Chi đang trình bày trước tòa



Lợi dụng chủ trương được giao làm chủ đầu tư nhiều dự án, cho ứng vốn thi công trước và mong muốn rút tiền ngân sách do mình quản lý, ông Nguyễn Giao Chi đã chỉ đạo Nguyễn Khắc Lâm Sơn lập hồ sơ công trình để lập hợp đồng khống và hồ sơ khống các gói thầu.  

Ông Chi và Sơn đã cấu kết với giám đốc Nguyễn Thành Nhân, giám đốc Phạm Thanh Sang, giám đốc Huỳnh Quốc Trung và Nguyễn Thanh Tâm thực hiện hành vi tham ô.

Cụ thể, ông Nguyễn Giao Chi đã ký với Công ty Tam Bình 85 hợp đồng; trong đó 42 hợp đồng Công ty Tam Bình hoàn toàn không làm bất kỳ phần việc nào trong hợp đồng. Phía Phòng Công Thương huyện Tam Bình có làm một phần việc.

85 hợp đồng Phòng Công Thương ký với Công ty Tam Bình có tổng giá trị 6,3 tỉ đồng; đã giải ngân 5,1 tỉ đồng. Công ty Tam Bình "lại quả" cho Phòng Công Thương Tam Bình 2,22 tỉ đồng, số tiền còn lại Công ty Tam Bình chiếm hưởng.

Công ty Kiến trúc Phố Trẻ ký với Phòng Công Thương 17 hợp đồng với số tiền 185,6 triệu đồng và đã được giải ngân đầy đủ; cùng chia nhau tiền ngân sách tiêu xài.

Công ty Tân Bình ký kết 36 hợp đồng với tổng số tiền được thanh toán là 391 triệu đồng và chia nhau hưởng lợi nhuận.

Tổng cộng, từ năm 2009 đến 2015, ông Nguyễn Giao Chi đã ký kết 138 hợp đồng khống, gây thiệt hại cho nhà nước 3,87 tỉ đồng; trong đó phần của ông Chi hưởng lợi bất chính là 951 triệu đồng; Sơn với vai trò kế toán trưởng đã cùng với lãnh đạo gây thiệt hại 3,87 tỉ đông.

Xử sơ thẩm, TAND tỉnh Vĩnh Long tuyên phạt bị cáo Nguyễn Giao Chi 15 năm tù, Nguyễn Khắc Lam Sơn 10 năm tù, Nguyễn Thành Nhân 9 năm tù, Huỳnh Quốc Trung 4 năm tù, Phạm Thanh Sang và Nguyễn Thanh Tâm cùng mức án 2 năm tù về tội "Tham ô tài sản".

Dự kiến TAND Cấp cao tại TP HCM sẽ xét xử vụ án này trong 3 ngày. 

Phạm Dũng (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Công chức tư pháp cấp xã:Thêm công việc, tăng trách nhiệm

Công chức tư pháp cấp xã: Thêm công việc, tăng trách nhiệm

(GLO)- Nhiều nhiệm vụ trong lĩnh vực tư pháp trước đây thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện đã được chuyển giao cho UBND cấp xã. Khối lượng công việc tăng lên đòi hỏi công chức tư pháp tại cấp xã phải nỗ lực nhiều hơn, góp phần xây dựng nền hành chính cơ sở gần dân, vì dân phục vụ.

Truy tố nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng SCB Gia Lai

Truy tố nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng SCB Gia Lai

(GLO)- Chiều 17-7, theo nguồn tin của P.V, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai đã truy tố bị can Nguyễn Văn Phương (SN 1982, trú tại phường Pleiku) - nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) SCB Gia Lai về hàng loạt tội danh.

Chủ tịch công ty trồng rừng hầu tòa vì... phá rừng

Chủ tịch công ty trồng rừng hầu tòa vì... phá rừng

(GLO)- Ngày 14-7, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hủy hoại rừng xảy ra tại Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Nam Sông Ba. Trong số các bị cáo có chủ tịch hội đồng thành viên của một công ty chuyên về trồng rừng.

Cảnh giác với “cạm bẫy” trên không gian mạng sau sáp nhập đơn vị hành chính

Cảnh giác với “cạm bẫy” trên không gian mạng sau sáp nhập đơn vị hành chính

(GLO)- Tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động trên không gian mạng liên tục biến tướng với những phương thức, thủ đoạn tinh vi. Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và xã, các đối tượng đã lợi dụng điều này để tạo ra những “cạm bẫy” lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

null