Nguyên TGĐ PVN Phùng Đình Thực không biết hợp đồng 33 thiếu căn cứ?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Luật sư Đinh Anh Tuấn nêu quan điểm này trong phần bào chữa cho bị cáo Phùng Đình Thực về tội Cố ý làm trái trong vụ án xảy ra tại PVN và PVC.
Bị cáo Phùng Đình Thực
Bị cáo Phùng Đình Thực
Luật sư Đinh Anh Tuấn khẳng định trong hồ sơ vụ án hoàn toàn không có một tài liệu nào cho phép nhận định bị cáo Phùng Đình Thực đã tự chỉ đạo, hoặc kết hợp cùng chỉ đạo hai đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) là Tổng Công ty xây lắp dầu khí (PVC) và Tổng công ty Điện lực dầu khí (PVPower) ký một hợp đồng chỉ đạt yêu cầu về hình thức và chỉ nhằm mục đích kịp để khởi công Dự án.
Luật sư cho biết trong quãng thời gian từ 28-2-2011 đến ngày 16-6-2011 (là ngày ông Thực được cấp dưới báo cáo rõ hợp đồng 33 có nhiều vấn đề quan trọng), thời gian này có nhiều văn bản chuyển đến ông Thực, nhưng qua các tài liệu chứng cứ đã giao nộp cho HĐXX, phần lớn các tài liệu đó không chuyển đến tay ông Thực.
Qua nghiên cứu các tài liệu đề gửi ông Phùng Đình Thực đều thấy không có tài liệu nào nêu rõ hợp đồng 33 thiếu căn cứu pháp lý và chưa có hiệu lực thi hành, cần được thanh lý và ký kết một hợp đồng mới.
Luật sư cũng đưa ra quan điểm chứng minh bị cáo Phùng Đình Thực không cố ý làm trái khi uỷ quyền cho bị cáo Nguyễn Quốc Khánh ký hợp đồng số 4194. Bởi, điểm mấu chốt là nếu ông Thực biết hợp đồng 33 chưa đủ các căn cứ pháp lý, chưa có hiệu lực thi hành mà vẫn yêu cầu chuyển đổi chủ thể để thực hiện hợp đồng EPC thì ông Thực sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi Cố ý làm trái. Nhưng hồ sơ vụ án cho thấy ông Thực hoàn toàn không biết hợp đồng 33 chưa đủ căn cứ pháp lý và hiệu lực thi hành, vì vậy, hành vi của ông Thực uỷ quyền cho Phó TGĐ đàm phán và ký chuyển đổi chủ thể không cấu thành tội “cố ý làm trái”.
Trước đó, trong bản luận tội, đại diện Viện KSND cho rằng trong quá trình thực hiện Dự án NMND Thái Bình 2, mặc dù biết rõ PVC không đủ năng lực và kinh nghiệm nhưng bị cáo vẫn cùng Đinh La Thăng và Nguyễn Quốc Khánh chỉ đạo việc ký Hợp đồng EPC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban QLDA tạm ứng cho PVC để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng không đúng mục đích gây thiệt hại cho Nhà nước.
Cũng theo VKS, tại phiên tòa bị cáo có thái độ khai báo không thành khẩn, đổ lỗi cho cấp dưới. Do vậy cần thiết phải xử lý nghiêm khắc. Trên cơ sở nhận định trên, đại diện Viện KSND đề nghị mức án 12-13 năm tù đối với bị cáo Phùng Đình Thực.
Đại diện Viện KSND cũng nhấn mạnh rằng, đối với hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, các bị cáo trong vụ án hầu hết là những người giữ vị trí chủ chốt trong tập đoàn kinh tế quan trọng hàng đầu của đất nước, được Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao quản lý khai thác Dầu khí- nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia và thực hiện những dự án, công trình trọng điểm của đất nước trong đó có Dự án NMNĐ Thái Bình 2.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án nêu trên, lợi dụng vị thế, tính đặc thù cũng như nhiều ưu đãi khác của Nhà nước đối với Tập đoàn dầu khí, vì những động cơ khác nhau mà bao trùm trên đó là lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, các bị cáo đã thực hiện hàng loạt hành vi sai phạm, làm trái các quy định của Nhà nước về lựa chọn nhà thầu, về ký kết hợp đồng, về tạm ứng vốn, về sử dụng vốn tạm ứng gây thiệt hại cho PVN số tiền đặc biệt lớn, và gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.
Đối với hành vi Tham ô tài sản, các bị cáo mà đứng đầu là bị cáo Trịnh Xuân Thanh, người đại diện phần vốn góp của PVN tại PVC đã câu kết với nhau và với doanh nghiệp bên ngoài lập hồ sơ, quyết toán khống để chiếm đoạt số tiền rất lớn của chính PVC.
Nam Sơn (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Phiên tòa giả định xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đak Pơ

Phiên tòa giả định xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đak Pơ

(GLO)- Chiều 8-11, Huyện Đoàn Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với các cơ quan tư pháp huyện tổ chức phiên tòa giả định xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại xã Yang Bắc.

Thanh tra Sở Giao thông-Vận tải kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật phương tiện kinh doanh vận tải trước khi xuất bến. Ảnh: M.P

Nỗ lực kiềm chế tai nạn giao thông

(GLO)- Trong 10 tháng năm 2024, tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng cả số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, ngành chức năng và chính quyền các địa phương đề ra nhiều giải pháp nhằm kiềm chế, kéo giảm TNGT trong những tháng cuối năm.