Mối 'nhân duyên' giữa ông Phùng Đình Thực và ông Đinh La Thăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi ông Đinh La Thăng còn làm Chủ tịch PVN, ông Phùng Đình Thực nắm giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc vào tháng 5-2006. Tháng 4-2009, ông Đinh La Thăng đã ký quyết định để ông Thực giữ chức Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trên cơ sở phê chuẩn của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Phùng Đình Thực và ông Đinh La Thăng (Nguồn: Internet)
Ông Phùng Đình Thực và ông Đinh La Thăng (Nguồn: Internet)
Trong quá trình làm sếp ở PVN của ông Đinh La Thăng có sự đồng hành của ông Phùng Đình Thực với vai trò Phó Tổng giám đốc rồi lên Tổng giám đốc PVN
Cụ thể, ông Đinh La Thăng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2005-2008), rồi tiếp tục là Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN (2008-2011).
Dưới thời ông Đinh La Thăng làm Chủ tịch PVN, ông Phùng Đình Thực nắm giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc (từ tháng 5-2006). Tháng 4-2009, trên cơ sở phê chuẩn của Thủ tướng Chính phủ, ông Đinh La Thăng đã ký quyết định để ông Thực giữ chức Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Đến khi ông Đinh La Thăng được cử làm Bộ trưởng Giao thông-Vận tải, tháng 9-2011, Thủ tướng đã ký quyết định bổ nhiệm ông Phùng Đình Thực, giữ vị trí Chủ tịch Tập đoàn PVN.
Năm 2014, ông Phùng Đình Thực nghỉ hưu. Chiếc ghế nóng của ông Thực năm 2014 được để lại cho ông Nguyễn Xuân Sơn - cùng là một lãnh đạo PVN dưới thời ông Đinh La Thăng . Ông Sơn bị tuyên án tử hình liên quan đến đại án OceanBank.
Ông Thực nghỉ hưu, còn ông Đinh La Thăng tiếp tục quan lộ của mình trải qua nhiều chức vụ như Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy TP.HCM, Phó Trưởng ban kinh tế Trung ương…
Ông Đinh La Thăng và ông Phùng Đình Thực đã làm việc cùng nhau trong quãng thời gian khá dài như một “mối nhân duyên”. Đáng tiếc là cả hai đều có kết cục buồn.
26 sếp dầu khí “dính chàm”
Tính đến ngày 20-12, quá trình điều tra các sai phạm xảy ra tại PVN, Cơ quan cảnh sát điều tra, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố 26 người là lãnh đạo doanh nghiệp này.
Trước khi bị can Thực bị khởi tố, trong tháng 12, cơ quan chức năng đã khởi tố bị can Đinh La Thăng (nguyên chủ tịch HĐQT), Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó tổng giám đốc PVN), Phan Đình Đức (thành viên Hội đồng thành viên PVN) để điều tra các sai phạm xảy ra PVN.
Ngoài ra, trong năm 2016 và 2017, 22 cán bộ khác ở tập đoàn này cũng "dính chàm".
Cụ thể, ngày 15-9-2016, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46, Bộ Công an) khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 lãnh đạo chủ chốt của Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), gồm Tổng giám đốc Vũ Đức Thuận, 2 Phó Tổng giám đốc Nguyễn Mạnh Tiến, Trương Quốc Dũng và Kế toán trưởng Phạm Tiến Đạt.
Cả 2 người này bị tạm giam để điều tra về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng do liên quan đến khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng. Đây là một trong những đại án kinh tế được Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương chỉ đạo điều tra, xử lý.
Một ngày sau (16-9), Bộ Công an khởi tố bị can Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch HĐQT PVC về cùng tội danh. Xác định ông này bỏ trốn, cảnh sát đã truy nã quốc tế ông Thanh. Sau hơn 300 ngày trốn ra nước ngoài, theo Bộ Công an, ngày 31-7, Trịnh Xuân Thanh đã về nước đầu thú.
Mở rộng vụ án, trung tuần tháng 2, C46 tiếp tục khởi tố 5 người khác, trong số này có ông Lương Văn Hòa (nguyên giám đốc Ban Điều hành Dự án Vũng Áng-Quảng Trạch).
Danh sách các sếp dầu khí dính vòng lao lý tiếp tục nối dài khi cuối tháng 3, cơ quan công an bắt thêm ông Đỗ Văn Hồng (nguyên Chủ tịch HĐQT PVC kiêm Tổng giám đốc Công ty PVC-KB) và Nguyễn Mạnh Tiến (nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty PVC). Hai cựu cán bộ ngành dầu khí được xác định là đồng phạm trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Sau đó, danh sách còn được nối dài bởi những cái tên như: Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban kế toán và kiểm toán Tập đoàn dầu khí Việt Nam Lê Đình Mậu, Vũ Hồng Chương (nguyên Trưởng ban quản lý dự án điện lực dầu khí Thái Bình 2), Trần Văn Nguyên (Kế toán trưởng BQL dự án điện lực dầu khí Thái Bình 2) và Nguyễn Ngọc Quý (nguyên Phó chủ tịch HĐQT PVC), Nguyễn Anh Minh (Tổng giám đốc PVC) về tội Tham ô tài sản…
Hà Giang tổng hợp (Tổ Quốc)

Có thể bạn quan tâm

Cần sớm có giải pháp thay thế xe công nông

Cần sớm có giải pháp thay thế xe công nông

(GLO)- Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29-6-2007 của Chính phủ quy định: “Từ ngày 1-1-2008, đình chỉ lưu hành toàn bộ ô tô đã hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị tịch thu, xử lý bán phế liệu, sung vào công quỹ”.