Nguy cơ phá sản, Hiệp hội mía đường tiếp tục kêu cứu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) vừa kiến nghị nhiều giải pháp nhằm "giải cứu" hàng loạt doanh nghiệp ngành này đang lâm cảnh khó khăn.
Trong văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới đây, VSSA đề nghị bộ này có văn bản kiến nghị Bộ Công Thương trình Thủ tướng xem xét đề xuất lại lộ trình và hàng rào thương mại đối với Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), trong đó có việc kéo dài thời gian quản lý hạn ngạch thuế quan từ 3-5 năm (tức tiếp tục trì hoãn thực thi cam kết ATIGA với mặt hàng đường thay vì áp dụng từ 1-1-2020 theo lộ trình).
Lý do đưa ra kiến nghị nêu trên, theo VSSA, các nhà máy đường đang gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, thiếu vốn lưu động nghiêm trọng do các ngân hàng thắt chặt việc cho vay. Nhiều nhà máy, công ty đã không có tiền để thanh toán tiền mía nguyên liệu cho nông dân.
Đến nay, nhiều nhà máy đường đã thua lỗ nặng, có nguy cơ đóng cửa nếu không có giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực trạng trên không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến niên vụ 2018-2019 mà còn dẫn đến những năm tiếp theo. 
 
Nông dân thu hoạch mía đường ở ĐBSCL. Ảnh NLĐ
VSSA đánh giá ngành mía đường đang rơi vào tình cảnh rất khó khăn. Nhiều nhà máy kinh doanh giảm sút, thua lỗ kéo dài từ nhiều vụ trước. Tính đến giữa tháng 3, cả nước có 36/36 nhà máy đường đã vào vụ sản xuất, ép được gần 8 triệu tấn mía, cho ra 750.000 tấn đường các loại và khoảng 150.000 tấn đường được tinh luyện từ nguyên liệu đường thô nhập khẩu.
Tuy nhiên, tiêu thụ đường lại rất chậm do tồn kho vụ trước nhiều. Giá đường dù có cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp, giá bán phổ biến đường kính trắng RS khoảng 10.500 đồng/kg.
Trong khi đó, năng suất, sản lượng mía đang giảm nghiêm trọng, nhất là các tỉnh miền Trung -Tây Nguyên và ĐBSCL. VSSA dự báo sản lượng mía niên vụ 2018-2019 chỉ khoảng 14 triệu tấn, sản lượng đường khoảng 1,3 triệu tấn, giảm so với niên vụ trước và chỉ tương đương niên vụ 2015-2016, 2016-2017.
Trong bối cảnh đó, nhập khẩu đường lỏng (HFCS) dạng đường hóa học lại đang tăng nhanh. Năm 2014, cả nước chỉ nhập khẩu 46.000 tấn nhưng đến năm 2018 đã lên khoảng 140.000 tấn, tăng hơn 3 lần.
Dự báo, tình hình sẽ càng khó khăn hơn khi ATIGA có hiệu lực từ đầu năm 2020, thuế nhập khẩu đường trong khu vực về 0%.
Ngoài kiến nghị kéo dài thời gian bảo hộ, VSSA còn đề xuất gần chục kiến nghị khác. Trong đó,  đề nghị cơ cấu lại giá mía nguyên liệu, theo nguyên tắc chia sẻ lợi ích giữa nhà máy với nông dân theo tỉ lệ 70/30. Nghĩa là, giá một tấn mía nguyên liệu phải tương đương 70 kg đường, với giá đường chưa có thuế GTGT tại thời điểm ở cửa nhà máy.
Để cứu ngành đường, VSSA cũng kiến nghị Bộ Tài chính xem xét trình Quốc hội điều chỉnh, bổ sung thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đường lỏng (HFCS) với mức thuế suất 12%. Hiện mặt hàng đường lỏng đang không áp dụng hạn ngạch thuế quan và thuế suất áp dụng trong các nước ASEAN là 0%.
P.An (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.