Nguy cơ mất trí nhớ do thiếu vitamin D

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khảo sát ở 1.600 người trong suốt 6 năm, các nhà khoa học Áo nhận thấy những người phơi nắng nhiều giảm đáng kể nguy cơ mất trí nhớ, nhờ tắm nắng giúp da tổng hợp vitamin D. Ở người trưởng thành thiếu vitamin A, nguy cơ mất trí nhớ cao hơn 53% và tỷ lệ này ở những người thiếu hụt nghiêm trọng vitamin D là lên tới 122%.
 

 

Một nghiên cứu khác vào năm 2015 cũng cho thấy thiếu vitamin D có liên quan đến suy giảm trí nhớ. Một số nghiên cứu cho thấy ăn nấm 4 lần/tuần giúp tăng hàm lượng vitamin D. Nấm có thể sản sinh vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá chình hoặc cá ngừ, trứng và sữa đậu nành cũng chứa vitamin D.

Vitamin D còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đa xơ cứng và viêm khớp dạng thấp. Tiến sĩ David Llewellyn thuộc Đại học Exeter (Anh) cho hay: “Các nghiên cứu lâm sàng hiện cần xác định xem liệu uống bổ sung vitamin D có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa khởi phát bệnh Alzheimer cùng các dạng bệnh mất trí nhớ khác hay không”.

Mai Duyên/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.