Nguy cơ học sinh thất học vì… thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ năm học mới 2021 - 2022, nhiều xã của H.K’bang (Gia Lai) sau khi được đưa ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, thì nhiều học sinh không còn được thụ hưởng chính sách hỗ trợ. Thực trạng này đã gây không ít áp lực đối với các trường phổ thông trên địa bàn trong việc duy trì sĩ số.

Một lớp học ở xã Krong chỉ lèo tèo vài em học sinh khi không còn chế độ hỗ trợ gạo. Ảnh: Trần Hiếu
Một lớp học ở xã Krong chỉ lèo tèo vài em học sinh khi không còn chế độ hỗ trợ gạo. Ảnh: Trần Hiếu


Anh Đinh Dăm, một phụ huynh học sinh ở làng Đắk Pót, xã Krong, cho biết: “Từ nhà mình đến trường hơn 10 km nhiều đèo dốc, phải đi lâu lắm mới đến. Cả nhà còn đi rẫy, kiếm gì cho vào bụng nữa. Chuyện chở con đi học hằng ngày khó lắm. Mà cho con ở lại trường thì không còn được nhà nước hỗ trợ gạo cho ăn. Gạo nhà ăn còn khó. Khó khăn lắm, chắc cho con nghỉ học thôi vì không đủ sức”.
 

Nhiều thầy cô giáo phải tới từng nhà động viên học sinh đến lớp
Nhiều thầy cô giáo phải tới từng nhà động viên học sinh đến lớp


Tại Trường phổ thông Dân tộc bán trú xã Krong, dù đã bước vào năm học mới hơn một tuần song vẫn chưa đủ học sinh đến lớp. Nhiều chỗ ngồi còn trống. Giáo viên của trường phải thường xuyên xuống tận làng, vào tận nhà từng học sinh để vận động phụ huynh cho con em trở lại lớp. Nhiều phụ huynh tại các địa bàn vừa thoát khỏi vùng 3, đã không mặn mà cho con đến trường khi biết được thông tin con em mình không còn thuộc diện được nhận trợ cấp cho học sinh bán trú như những năm trước.

Ông Lê Thanh Hải, Trưởng phòng GD-ĐT H.K’bang, nói: “Học sinh không còn nhận chế độ hỗ trợ sẽ ảnh hưởng nhiều thứ. Chúng tôi nhận thấy rằng việc này gây rất nhiều khó khăn cho cả các hiệu trưởng. Bởi vì nếu hiệu trưởng đúng theo chức trách nhiệm vụ mà thi hành thì các em không được hưởng chế độ sẽ không được nuôi dạy ở trường bán trú”.

Năm học này H.K’bang có 558 học sinh không còn nhận chế độ hỗ trợ bằng gạo. Và thực tế, cuộc sống của người dân vùng sâu vùng xa tuy có sự cải thiện song vẫn đối mặt với muôn vàn khó khăn. Đời sống, thu nhập của họ chưa được cải thiện nhiều. Chuyện ăn, chuyện học cho con em trở nên quá sức với không ít gia đình.

Theo TRẦN HIẾU (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nhìn lại hành trình tiếp sức mùa thi

Nhìn lại hành trình tiếp sức mùa thi

Trở về nhà sau những ngày tiếp sức mùa thi, Tô Khánh Vân, Đội trưởng sinh viên tình nguyện Trường Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tại điểm Trường THCS-THPT Chu Văn An, chia sẻ, em đã có một mùa hè đáng nhớ khi được đồng hành cùng các bạn học sinh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua.

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

(GLO)- Ngày 26-6, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 1931/KH-UBND triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tỉnh đề ra mục tiêu có 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu, sáng tạo trong năm 2025.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku) trao đổi về đề thi môn Toán. Ảnh: Đ.T

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Đề Toán có tính phân hóa cao

(GLO)- Sau bài thi môn Ngữ văn vào buổi sáng, chiều nay (26-6) sĩ tử Gia Lai tiếp tục kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với môn Toán. Theo ghi nhận của P.V, sau 90 phút làm bài, đa số thí sinh đều cho rằng đề Toán năm nay có một số khác biệt về cấu trúc định dạng và có độ phân hóa rõ rệt.

Các trường đại học chuyển đổi tư duy để không 'lỡ nhịp' đột phá phát triển KH-CN

Các trường đại học chuyển đổi tư duy để không 'lỡ nhịp' đột phá phát triển KH-CN

Các trường đại học đang tập trung triển khai một số đề án trọng điểm để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học công nghệ. Quá trình này gắn liền với quá trình tái cấu trúc mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, chuyển đổi tư duy trong các hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.

null