Người Việt dự đám cưới quý tộc bên Tây-Kỳ 1:'Cân não' chọn trang phục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đám cưới hoàng gia hoặc đám cưới quý tộc đều khá xa lạ với người Việt bởi không phải ai cũng có cơ hội tham gia. Với tôi, được có mặt ở một đám cưới quý tộc thực sự là một câu chuyện thú vị để chia sẻ.

 

Đám cưới quý tộc vẫn còn khá xa lạ với người Việt (Ảnh: Shutterstock)
Đám cưới quý tộc vẫn còn khá xa lạ với người Việt (Ảnh: Shutterstock)



Cái tên quyền lực của thế giới thời trang


Marcello (tên nhân vật đã được thay đổi - NV) từng là một nhà tạo mốt danh tiếng của Ý với đỉnh cao sự nghiệp trong thập niên 1980 và 1990. Ông là cha đẻ của nhiều thương hiệu thời trang cao cấp. Gian hàng trưng bày của một trong những thương hiệu mà ông dựng lên đã hiện diện nhiều năm trong tòa nhà chọc trời danh giá Flatiron ở New York (Mỹ).

 

Tòa nhà hình tam giác 22 tầng Flatiron là nơi tập trung nhiều thương hiệu thời trang cao cấp (nguồn: Shutterstock)
Tòa nhà hình tam giác 22 tầng Flatiron là nơi tập trung nhiều thương hiệu thời trang cao cấp (nguồn: Shutterstock)



Marcello thích tạo nên thương hiệu mới với các sản phẩm mang tính đột phá ở dòng thời trang cao cấp, và khi các thương hiệu này thành công thì ông lại nhượng quyền và thu về những khoản lợi nhuận kếch sù. Tiền vào như nước, Marcello đầu tư vào bất động sản, du thuyền, xe cộ không chỉ ở Ý mà còn ở nước ngoài.

Những ngôi nhà ông sở hữu toàn nằm ở những nơi đắc địa, chẳng hạn như tòa biệt thự triệu đô trên một quả đồi ở trung tâm Bologna (Ý) với bãi đỗ riêng cho máy bay trực thăng, khu biệt thự nhà nghỉ ở một số hòn đảo thuộc Nam Mỹ và biệt thự thư giãn kiểu Tây Ban Nha ở trên một đỉnh núi tại hòn đảo thiên đường Sardegna (Địa Trung Hải) với phí thuê 14.000 euro/tuần những năm 2005. Tôi đã từng được “hưởng lạc” vài ngày ở ngôi nhà tại Bologna và choáng ngợp trước sự xa xỉ trong việc trưng bày nội thất cũng như khung cảnh thần tiên xung quanh.

 

 Không phải ai cũng có thể sở hữu tòa biệt thự trên đồi ở Bologna (Ý) (nguồn: Shutterstock)
Không phải ai cũng có thể sở hữu tòa biệt thự trên đồi ở Bologna (Ý) (nguồn: Shutterstock)



Marcello có 3 người con: 2 gái, 1 trai sau hai cuộc hôn nhân. Cậu con trai là bạn thân của người yêu tôi, họ lớn lên cùng nhau suốt thời phổ thông và giữ mối quan hệ bạn bè thân thiết cho đến tận lúc này, khi cả hai đã trở thành bố.

Nhà thiết kế danh tiếng giao lưu rộng rãi với giới nghệ sỹ Ý. Vợ thứ hai của ông là một diễn viên hạng sao từng có mặt trong top 20 nữ diễn viên đẹp nhất mọi thời đại với cặp môi vểnh lạ đời - kết quả của botox. Không ít lần người ta thấy các celeb như ngôi sao truyền hình, nhạc sỹ, ca sỹ nổi tiếng đến ở nhà của Marcello như M. Bellucci, S. Accorsi hay V. Rossi.

Người yêu tôi kể đã từng gặp cô đào sexy Bellucci ở nhà Marcello năm 17 tuổi. Gã trai đã bị hớp hồn bởi vẻ đẹp bốc lửa đây mê hoặc của nàng. Dạo ấy, bất cứ thằng con trai biết nghĩ nào cũng mơ được một lần chạm vào cơ thể thần vệ nữ của nàng, không ngoại trừ gã. Ảnh nàng treo đầy hốc tủ của đàn ông và kể cả trong toilet. Và gã may mắn hơn khối thằng trai khác vì có diễm phúc diện kiến nàng bằng xương bằng thịt và thậm chí còn hôn một cái vào má nàng để chào tạm biệt nên sướng âm ỉ mất mấy đêm...

Năm 2005, Marcello qua đời vì bệnh ung thư, để lại khối gia sản kếch xù và một đế chế thời trang hùng mạnh cho gia đình.

"Cân não" suốt tháng để chuẩn bị... làm khách


Một ngày mùa thu năm 2007, hai đứa tôi được mời đến dự đám cưới của Angela, một trong hai cô con gái của Marcello. Angella kém anh trai hai tuổi và lại học cùng trường nên cũng chơi chung với nhóm bạn thân của anh trai, trong đó có người yêu tôi. Cô chuẩn bị kết hôn với Luigi, con trai của dòng họ đã làm nên tên tuổi của những chiếc túi Furla danh tiếng. Theo chương trình được ghi trong thiệp mời, sau lễ thành hôn tại nhà thờ ở gần nơi tân nương lân lang ở, tiệc cưới sẽ được tổ chức tại một lâu đài ở ngoại ô thành phố với sự tham gia của 450 khách với yêu cầu trang phục thanh lịch.

Không nghi ngờ gì nữa, đây đích thị là một đám cưới quý tộc.

Trước đó cả tháng, chúng tôi lo lắng về việc sẽ mặc đồ gì cho phù hợp. Chả là hai đứa mới về sống chung và mới đi làm nên ngân quỹ còn eo hẹp cho những mối lo toan điện nước nên việc đi dự tiệc cưới quan trọng như thế hẳn sẽ ngốn không ít tiền. Sẽ có nhiều khách VIP nên dứt khoát là không thể diện đồ cũ rồi và càng không được đụng hàng. Thế nghĩa là hai đứa sẽ phải sắm đồ mới hoặc tìm cách "hô biến" đồ cũ sao cho có một bộ cánh “mới” đẹp mắt và sang trọng.


 

Chọn trang phục vừa hợp với dress code vừa hợp với túi tiền đúng là chuyện... đau đầu (Ảnh minh họa: Shutterstock)
Chọn trang phục vừa hợp với dress code vừa hợp với túi tiền đúng là chuyện... đau đầu (Ảnh minh họa: Shutterstock)


Cân nhắc ví tiền mãi, tôi chọn cho mình chiếc áo dài cách tân bằng ren kết tay màu hồng ngọc do chị họ tôi thiết kế. Gì chứ ở Việt Nam chị tôi là một nhà thiết kế khá nổi đấy nhé, hơn nữa áo dài luôn là trang phục vừa gợi cảm vừa sang trọng trong mọi hoàn cảnh nên tôi có thể tự tin diện nó đi dự tiệc. Vả lại, xác suất đụng hàng cũng rất thấp trừ phi bạn thích cắn răng mua một bộ cánh độc của Armani hay D&G mà tôi thì chẳng hề muốn thế. Cô bạn Francesca của tôi phàn nàn rằng tháng này đã chi tiêu tốn kém quá nên cô sẽ “xào lại” một bộ đồ đã diện trong một đám cưới cách đây 2 năm với hy vọng là không ai còn nhớ.


Cánh đàn ông trong đó có anh người yêu thì đành ngậm ngùi rút ví sắm bộ vest mới và đương nhiên là kèm theo phải có các phụ tùng không thể thiếu như giày, cà vạt, sơ-mi…

Tiếp đến là quà tặng, vấn đề khiến chúng tôi và lũ bạn đau đầu nhất. Khi đọc danh sách quà cưới mà cặp đôi yêu cầu thì mấy đứa hoảng hồn: nào là đồ nội thất của các thương hiệu nổi tiếng như Avar Aalto, Castiglione, Gae Aulenti với những con số chói chang, nào là đổ cổ cho đến các đồ dùng bằng bạc tại các cửa hàng đồ cổ lớn.

Nghe đồn đám cưới này trị giá gần 200 ngàn euro nên việc cô dâu chú rể yêu cầu thế này kể ra cũng đáng đồng tiền bát gạo lắm. Suy đi tính lại, hai đứa quyết định chung tiền với hai đứa bạn để mua một chiếc khay đựng hoa quả vốn cũng nằm trong danh sách yêu cầu của cô dâu chú rể. Chỉ là cái khay thôi mà giá đã là 300 euro!

Sáng hôm diễn ra đám cưới quý tộc, tôi đi kiếm một tiệm làm tóc của người Trung Quốc. Có vài lý do chính đáng để tôi tìm tới họ: một là rẻ, hai là họ hiểu chất tóc và biết cách "hành sự" với mái tóc châu Á vốn dày và thẳng của tôi, khác hẳn với chất tóc mỏng và với sợi tóc rất mảnh của người Ý.

Cứ tưởng tượng rằng ở Ý, nếu muốn được làm tóc thì bạn phải đặt hẹn trước với salon rồi tùy theo thời gian và lượng khách mà họ đồng ý hẹn bạn: có thể là sau một tiếng mà cũng có thể là sau một tuần. Việc gội đầu thì chao ôi là ngán ngẩm: khách ngồi ngửa đầu ra sau vào một cái bồn lớn hơn bồn rửa mặt một tí, người gội đứng đằng sau. Gội kiểu ngày vừa đau gáy vì chẳng đúng với lý thuyết nhân trắc học chút nào lại vừa khó sạch và kém thích vì hình như thợ làm tóc người Ý sợ đau tay nên chỉ dấp dấp vài cái lấy được.

Cô chủ tiệm người Trung Quốc với cái tên Salina dễ thương đã tạo cho tôi một bộ tóc kiểu Hàn Quốc mới với những lọn xoăn buông thõng xuống nom khá bắt mắt trị với giá…12 euro. Ở thời điểm đó, nếu mà tôi đi làm tóc ở tiệm của một người Ý thì chắc chắn giá không dưới 30 euro!

Tôi diện bộ áo dài và làm một vòng cho người yêu ngắm rồi thở phào khi anh duyệt “Ổn đấy! Trông em rất sang trọng”. Còn chàng thì diện bộ veston mới màu xanh dương sẫm, áo gilet lụa màu ngọc trai và cà vạt đỏ mận.

Giờ thì hai đứa đã sẵn sàng đi dự tiệc cưới quý tộc!

 

(Còn tiếp)
Phạm Hảo (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

'Đất thép' nở hoa

'Đất thép' nở hoa

Cách trung tâm Sài Gòn hơn 50km, ở cửa ngõ phía Tây Bắc, căn cứ Đồng Dù (Củ Chi) được quân đội Sài Gòn ví như “cánh cửa thép”, phòng tuyến kiên cố ngăn cản đà tiến công như vũ bão của quân giải phóng.

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.