Xóa nhà tạm, 'xây' lòng dân: Làng 'Nghĩa tình Sơn Hải' giữa đại ngàn Trường Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hồi tháng 8.2024, dư luận cả nước đã phải thán phục trước cách 'xóa nhà tạm, nhà dột nát' của Tập đoàn Sơn Hải (trụ sở ở Quảng Bình).

Bởi họ đã không xây từng ngôi nhà riêng lẻ mà tặng luôn cả một ngôi làng cùng các công trình phụ trợ với tổng giá trị hơn 40 tỉ đồng cho bà con miền núi Quảng Trị và đặt tên làng là 'Nghĩa tình Sơn Hải'.

Xóa ám ảnh mưa lũ

Bản Tri và bản Cuôi (xã Hướng Lập, H.Hướng Hóa, Quảng Trị) dù xa xôi cách trở nhưng lại không xa lạ với nhiều người. Bởi khi mỗi mùa mưa lũ đến, tên của 2 bản này thường có trong các bản tin về những địa bàn bị chia cắt, cô lập.

Con nước lớn ở vùng cao này rất hỗn, sẵn sàng cuốn đi nhà cửa, ruộng vườn, gia súc và cả con người. Nên bà con bản Tri, bản Cuôi cứ hễ nghe mưa là… sợ. Họ ám ảnh cảnh phải vùng chạy trong đêm khi con nước "đuổi" ở phía sau, sợ cảnh phải cõng người thân bị ốm trên võng đưa ra trạm xá cách cả chục cây số trong ngày mưa tầm tã…

Nhưng ký ức kinh hoàng nhất với họ vẫn là những trận sạt lở đất, cướp đi sinh mạng hàng chục người ở huyện miền núi H.Hướng Hóa hồi năm 2020, sau nhiều ngày mưa thối đất. Nhiều người dân ở 2 bản vùng cao này cũng mất nhà mất đất từ dạo đó và vẫn phải sống tiếp với nỗi lo trong những ngày mưa.

Làng “Nghĩa tình Sơn Hải” nhìn từ trên cao với những mái nhà và hệ thống ruộng bậc thang
Làng “Nghĩa tình Sơn Hải” nhìn từ trên cao với những mái nhà và hệ thống ruộng bậc thang

Nhớ lại ngày cũ, bà Hồ Thị Tuôn (50 tuổi, trú bản Cuôi) cho biết: "Chúng tôi không thể làm điều gì khác ngoài trông chờ vào sự hỗ trợ của chính quyền, của nhà hảo tâm. Dân bản ai cũng nghèo, cơm gạo chưa đủ, tiền đâu dựng nhà mới, thoát khỏi chốn này".

Nhưng tất cả những lo toan, những nỗi ác mộng đó đã thực sự chấm dứt với 56 hộ dân với hơn 270 nhân khẩu của 2 bản Cuôi và Tri khi họ đã được "mời" vào sinh sống ở làng "Nghĩa tình Sơn Hải". "Lần đầu tiên được cán bộ dẫn ra làng mới, chúng tôi thật sự không dám tin vào mắt mình. Dân bản ồ lên và ôm lấy nhau vì biết nơi đây, với những ngôi nhà kiên cố này sẽ là nơi chúng tôi sống những ngày tiếp theo yên bình", ông Hồ A Túp (55 tuổi, một người dân ở bản Cuôi) mừng vui kể lại.

Hơn cả một ngôi nhà…

Khi những hình ảnh đầu tiên trên mạng xã hội về ngôi làng "Nghĩa tình Sơn Hải" ở giữa đại ngàn Trường Sơn hồi đầu tháng 8.2024, nhiều người không khỏi trầm trồ về quy mô, "đẳng cấp" của chúng.

Những ngôi nhà được xây kiên cố
Những ngôi nhà được xây kiên cố

Được sự đồng ý của UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn Sơn Hải đã đầu tư hơn 40 tỉ đồng xây dựng 56 ngôi nhà trên tổng diện tích hơn 14 ha. Nhà được thiết kế theo kiến trúc nhà sàn, rộng 54 m2, phù hợp phong tục tập quán của bà con địa phương. Tầng trên là khu sinh hoạt chung, bên dưới là khu vệ sinh, bếp với đầy đủ điện, nước.

Nhìn từ trên cao, ngôi làng đẹp như những tổ chim câu, được chia làm 2 dãy đối diện nhau, ở giữa là con đường chạy xuyên qua làng. Mỗi nóc nhà là mỗi dãy mái tôn đỏ chót, nổi bật giữa màu xanh của núi rừng Trường Sơn.

Vào sống ở làng "Nghĩa tình Sơn Hải", bà con không chỉ được cấp nhà mà còn được nhận thêm 1 ti vi, 1 bộ phát wifi, 1 con bò. Chưa hết, họ còn được chủ đầu tư thi công và chia cho 1 mảnh ruộng bậc thang để canh tác ngay phía sau nhà. Thậm chí, 3 năm liền sau đó, họ không cần lo cái ăn vì Sơn Hải đã hứa đài thọ gạo suốt thời gian này…

Ở trong làng "Nghĩa tình Sơn Hải" còn có 2 phòng học dành cho bậc tiểu học và mầm non đạt chuẩn, phòng ở cho giáo viên và một nhà sinh hoạt cộng đồng. Giao thông, đường điện chiếu sáng… được hoàn thiện tươm tất và đồng bộ.

Ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hải (hàng đầu, bên phải) và lãnh đạo tỉnh Quảng Trị trong dịp khánh thành làng Nghĩa tình Sơn Hải
Ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hải (hàng đầu, bên phải) và lãnh đạo tỉnh Quảng Trị trong dịp khánh thành làng Nghĩa tình Sơn Hải

Hoành tráng là thế, nhưng ngày khánh thành giữa tháng 8.2024, chỉ thấy lãnh đạo Tập đoàn Sơn Hải và chính quyền tỉnh Quảng Trị lên cắt băng gọn lẹ, không lễ lạt dài dòng, truyền thông cũng đặc biệt hạn chế…

Trong một lần hiếm hoi nói về làng "Nghĩa tình Sơn Hải", ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hải, cho biết từng đi qua những bản làng Quảng Trị và hiểu về sự ám ảnh mưa lũ của bà con khi sống trong những ngôi nhà tạm bợ, thường trực nguy cơ cô lập và sạt lở, nên đã ấp ủ về một công trình lớn tặng bà con.

Cũng theo ông Hải, đây là công trình tình người chứ không ràng buộc về lợi ích nên Sơn Hải đã chọn xây cả bản làng kiên cố cho người dân, kèm theo là những sinh kế để người dân gắn bó lâu dài...

Xây dựng thành bản kiểu mẫu

Nói về làng "Nghĩa tình Sơn Hải", bà Hồ Thị Ven, Chủ tịch UBND xã Hướng Lập, cho biết không chỉ người dân mà bản thân bà cũng không ngờ 56 hộ dân ở đây lại có một cuộc đổi đời ngoạn mục như vậy.

Lực lượng Đồn biên phòng Hướng Lập thường xuyên lui tới thăm hỏi, giúp đỡ bà con làng Nghĩa tình Sơn Hải trong nhiều công việc
Lực lượng Đồn biên phòng Hướng Lập thường xuyên lui tới thăm hỏi, giúp đỡ bà con làng Nghĩa tình Sơn Hải trong nhiều công việc

"Từ những hộ sống trong nỗi sợ sạt lở, nay lại được sống trong khu nhà khang trang, hiện đại và có thể nói là hoành tráng nhất xã miền núi này", bà Ven nói.

Cũng theo bà Ven, thường do kinh phí hạn hẹp và nhiều điều kiện khách quan, các khu tái định cư ở miền núi thường chỉ có cái nhà mà chưa lo được sinh kế cho bà con tại nơi ở mới. Nhưng làng "Nghĩa tình Sơn Hải" lại khác, sẵn có hơn 8 ha ruộng bậc thang sát cạnh bên để canh tác…

"Chính quyền sẽ tiếp tục đồng hành với bà con để xây dựng làng "Nghĩa tình Sơn Hải" thành bản kiểu mẫu", bà Ven cho hay.

Xuân Ất Tỵ vừa rồi có lẽ là mùa xuân trọn vẹn nhất của 56 hộ dân Vân Kiều. Cờ Tổ quốc được treo và tung bay trên mỗi gian nhà. Nhà nào cũng nổi lửa làm bánh peng, bánh A-yơh; nhà có điều kiện hơn một chút thì giết gà, mổ lợn… đón tết. "Bản mới, nhà mới, lòng người cũng mới. Vì bà con vui quá mà. Chúng tôi còn đón bà con ở các bản khác đến chia vui, tham quan hồi dịp tết vừa rồi", bà Hồ Thị Tuôn nói, khác xa với lúc đầu nhớ về bản cũ.

Những đứa trẻ trong làng Nghĩa tình Sơn Hải
Những đứa trẻ trong làng Nghĩa tình Sơn Hải
Những mái nhà đối diện nhau, liền lạc
Những mái nhà đối diện nhau, liền lạc
Cuộc sống bình yên của người dân trong ngôi làng mới
Cuộc sống bình yên của người dân trong ngôi làng mới

Là "hàng xóm" của cư dân làng "Nghĩa tình Sơn Hải", cán bộ và chiến sĩ Đồn biên phòng Hướng Lập (Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Trị) cũng thường xuyên tới lui, thăm hỏi bà con. Khi thì họ cùng làm bánh, khi thì cùng trồng cây, lúc thì cùng bà con treo cờ Tổ quốc…

"Biên giới sẽ thêm bình yên, bà con sẽ luôn phấn khởi nếu ngày càng nhiều ngôi làng nghĩa tình như thế này", trung tá Thái Anh Tú, Chính trị viên Đồn biên phòng Hướng Lập, đúc kết.

(còn tiếp)

Theo Nguyễn Phúc (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null