Nghề giặt ủi thời hiện đại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, hiện nay, nghề giặt ủi truyền thống không chỉ gói gọn trong việc giặt hấp đồ dùng, quần áo mà còn mở rộng dịch vụ làm sạch vật dụng, phụ kiện theo nhu cầu của khách hàng.

Giặt ủi, làm sạch mọi thứ từ A đến Z

Tại phố núi Pleiku, nghề giặt ủi ngày càng phát triển theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu, mở rộng dịch vụ làm sạch mọi thứ theo yêu cầu của khách hàng từ A đến Z. Thay vì chỉ mang đồ dùng, quần áo đến dịch vụ giặt ủi, anh Khưu Triều Long (152 Lê Văn Tám, TP. Pleiku) gom thêm mấy đôi giày thể thao để đưa đến cơ sở giặt ủi làm sạch cấp tốc.

Anh Long cho biết: “Tôi là người mê giày nên mua nhiều loại, nhất là giày thể thao. Tuy nhiên, công đoạn vệ sinh giày mất khá nhiều thời gian. Tôi thường sử dụng dịch vụ giặt ủi quần áo nên chọn luôn dịch vụ giặt giày. Toàn bộ số giày được vệ sinh làm sạch một cách chuyên nghiệp, khử mùi tốt, không bị mất phom dáng và giữ được độ bền”.

Đi đôi với mức độ mở rộng về sản phẩm, dịch vụ làm sạch, đối tượng khách hàng cũng ngày càng đa dạng theo nhiều phân khúc dịch vụ, mục tiêu là mang đến sự tiện lợi với mức chi phí hợp lý, dễ tiếp cận. Ông Trà Hồi Vũ (55 Bà Triệu, TP. Pleiku) cho hay: “Dù có máy giặt nhưng gia đình tôi thỉnh thoảng vẫn sử dụng dịch vụ giặt ủi làm sạch đối với một số đồ dùng như chăn bông, rèm màn, quần áo dạ, thảm chùi chân, gấu bông. Nhất là hồi sửa nhà bề bộn công việc, nhờ có dịch vụ giặt ủi làm sạch chuyên nghiệp, chi phí hợp lý nên gia đình có thêm thời gian nghỉ ngơi, giải quyết công việc khác thuận tiện hơn”.

Trên thực tế, một số cơ sở dịch vụ giặt ủi truyền thống tại TP. Pleiku đã nắm bắt cơ hội, dịch chuyển dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Ông Vũ Việt Hòa-Chủ cơ sở dịch vụ giặt ủi Tiện Lợi (số 05 Bùi Đình Túy) cho biết: “Hiện nay, nhu cầu giặt ủi, làm sạch của khách hàng rất đa dạng, từ quần áo, đồ dùng cá nhân, đến giày, túi xách, thảm, rèm màn, gối, nệm ghế các loại. Một số đồ dùng cao cấp cần kỹ thuật làm sạch chuyên sâu, xử lý riêng biệt như quần áo, túi xách, giày cao cấp thì xử lý bằng tay, bằng hơi nước hoặc vật tư làm sạch chuyên dụng”.

ong-vu-viet-hoa-luon-theo-sat-tung-cong-doan-giat-ui-lam-sach-cac-san-pham-do-dung-cua-khach-hang.jpg
Ông Vũ Việt Hòa (Chủ cơ sở dịch vụ giặt ủi Tiện Lợi, số 05 Bùi Đình Túy) luôn theo sát từng công đoạn giặt ủi, làm sạch các sản phẩm, đồ dùng của khách hàng. Ảnh: M.N

Giống như các cơ sở giặt ủi truyền thống khác, Cơ sở dịch vụ giặt ủi Tiện Lợi của gia đình ông Hòa thường tiếp nhận các món đồ giặt ủi phổ thông mỗi ngày. Đi kèm là các món đồ cần làm sạch theo yêu cầu riêng của khách hàng, đa dạng về chất liệu, chủng loại, từ món đồ bình dân đến cao cấp.

Với kinh nghiệm 20 năm hành nghề, 15 năm trực tiếp quản lý cơ sở, ông Hòa chia sẻ kinh nghiệm làm sạch các món vật dụng khó. Theo quy trình giặt ủi, làm sạch chung, các món đồ sẽ trải qua công đoạn phân loại về chất liệu, độ bẩn, chi tiết cần xử lý. Tiếp đến là xử lý vết, làm sạch, hấp hoặc phơi nắng. Cuối cùng là công đoạn ủi, định hình phom. Tùy theo chất liệu, chủng loại mà mỗi món đồ được tiến hành thực hiện bằng máy, bằng tay hoặc kết hợp từng giải pháp khác nhau. Riêng đồ của trẻ em sau công đoạn làm sạch sẽ được tiến hành xử lý tiệt trùng với nhiệt độ 70-90 độ C.

Đối với giày, túi xách được làm bằng da cao cấp thì trong quá trình làm sạch theo phương pháp thủ công, có sản phẩm chỉ sử dụng bằng hơi nước, hấp khô, xi bóng bảo vệ mặt ngoài. Khi xử lý làm sạch nệm ghế loại cứng, ông Hòa phải cẩn thận xử lý làm sạch bằng tay, sử dụng ánh nắng để hong khô vì không thể đưa vào máy hấp ly tâm. “Hầu hết những món đồ làm sạch theo yêu cầu của khách, chúng tôi đều phải chủ động nghiên cứu, tìm hiểu cách thức xử lý vết bẩn, phục hồi, làm sạch. Tùy theo chất liệu mà điều chỉnh công thức vật tư, nhiệt độ nước, thời gian để đảm bảo hiệu quả xử lý mà không gây ảnh hưởng đến sản phẩm”-ông Hòa chia sẻ.

Nghề không phụ người

Một ngày làm việc tại Cơ sở dịch vụ giặt ủi Tiện Lợi thường bắt đầu từ 7 giờ và kết thúc vào lúc 17 giờ. Giống như mọi cơ sở giặt ủi truyền thống khác, từng đơn hàng được vận chuyển nhịp nhàng từ khu vực phân loại đến khu vực giặt, hấp, qua sân phơi, để rồi hoàn tất ở khu vực ủi, đóng gói. Hòa trong tiếng máy giặt, máy hấp vận hành liên tục, vợ chồng ông Hòa vừa trao đổi, giao dịch qua điện thoại, vừa điều phối nhân viên xử lý các đơn hàng cho kịp thời gian.

co-so-dich-vu-giat-ui-tien-loi-hoat-dong-xuyen-suot-dap-ung-nhu-cau-giat-ui-lam-sach-ngay-cang-da-dang.jpg
Cơ sở dịch vụ giặt ủi Tiện Lợi hoạt động xuyên suốt, đáp ưng nhu cầu giặt ủi, làm sạch ngày càng đa dạng. Ảnh: S.C

Mới nhìn qua nghề giặt ủi tưởng như chỉ là công việc tay chân đơn giản nhưng khi đi sâu vào tìm hiểu lại thấy, đây là lĩnh vực đòi hỏi yếu tố chuyên nghiệp cao, mức độ cạnh tranh về chất lượng-giá cả-dịch vụ ngày càng gia tăng. Số lượng cơ sở mới mở ra ngày càng nhiều nên để giữ chân khách hàng, tạo việc làm ổn định cho lao động là điều không hề đơn giản. Mặc dù là chủ nhưng quanh năm suốt tháng, vợ chồng ông Hòa vẫn tự tay nhận hàng, giao hàng, chăm sóc khách từ khâu nhỏ nhất.

Vào mùa cao điểm, Cơ sở dịch vụ giặt ủi Tiện Lợi thường cần đến 10-12 nhân viên, còn bình thường thì duy trì 3-4 nhân viên/ca. Toàn bộ nhân viên đảm nhiệm các khâu giặt ủi, làm sạch đều là nữ giới. Theo sát mọi công đoạn giặt ủi, bà Phan Thị Trắc-vợ ông Hòa-cho biết: “Khách hàng mỗi người mỗi ý, yêu cầu khác nhau nên người làm nghề phải chịu khó lắng nghe, cẩn thận, chăm chút trong từng đơn hàng. Đặc thù nghề này số lượng hàng nhiều, đa dạng về chủng loại, chất liệu nên khi làm cần tập trung, tránh sai sót, nhầm lẫn. Đối với nhân viên nữ, chúng tôi ưu tiên tạo điều kiện về mặt thời gian để các chị yên tâm lo cho con cái, gia đình, miễn là đảm bảo hiệu quả công việc tại xưởng”.

1-9993.jpg
Bà Phan Thị Trắc (Cơ sở dịch vụ giặt ủi Tiện Lợi, số 05 Bùi Đình Túy, TP. Pleiku) ghi nhớ từng sở thích, yêu cầu của khách hàng. Ảnh: S.C

Là nhân viên phụ trách khâu ủi đồ, đóng gói, chị Nguyễn Thị Thắm chia sẻ: “Tôi làm ở đây đã được hơn 1 năm. Công việc tuy đơn giản nhưng cần chăm chút, cẩn thận từng chi tiết nhỏ. Tôi học cách phân loại, ủi đồ, xếp đồ, kiểm tra đóng gói đúng số lượng và chủng loại. Một điều tôi rất thích là môi trường làm việc giống một gia đình. Chúng tôi được tạo điều kiện để thu xếp, linh động giờ giấc đưa đón con cái, miễn là vẫn đảm bảo hiệu quả công việc”.

Nghề không phụ người nên hầu hết đội ngũ nhân viên tại cơ sở đều xác định gắn bó lâu dài. Làm việc từ năm 2016 đến nay, bà Nguyễn Thị Thu Hiền được đánh giá cao về tinh thần sáng tạo, chuyên trị những vết bẩn khó xử lý.

Bà cho hay: “Công việc ở đây nhẹ nhàng vừa sức với phụ nữ nên dù đã lớn tuổi, tôi vẫn làm được. Hầu hết mọi công đoạn giặt, hấp, ủi đều thực hiện trong nhà, chỉ có khi phơi đồ là nhân viên ra ngoài trời. Mặc dù có máy sấy nhưng quần áo phơi qua nắng thì sẽ thơm tho, sạch sẽ hơn”.

ba-nguyen-thi-thu-hien-nhan-vien-ky-cuu-va-giau-kinh-nghiem-xu-ly-cac-vet-ban.jpg
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền giàu kinh nghiệm xử lý các vết bẩn. Ảnh: S.C

15 năm trước, vợ chồng ông Hòa bắt tay gây dựng cơ sở chỉ với 1 máy sấy, 1 máy giặt gia đình cỡ nhỏ. Đến nay, Cơ sở dịch vụ giặt ủi Tiện Lợi đã được trang bị đầy đủ hệ thống máy giặt, máy sấy công nghiệp cỡ lớn, cung cấp đầy đủ dịch vụ giặt ủi, làm sạch từ bình dân đến cao cấp theo nhu cầu của khách hàng.

Ông Hòa bộc bạch: “Nghề này ngày càng phát triển, đi theo mức thu nhập, nhu cầu đời sống xã hội hiện đại. Nhờ nghề giặt ủi mà gia đình tôi ổn định cuộc sống, chăm lo tốt hơn cho con cái và tạo thêm việc làm cho nhân viên”.

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.