Trận then chốt trong chiến dịch Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đã 50 năm đã trôi qua, nhưng ký ức ngày tháng chiến đấu hào hùng đó vẫn còn nguyên vẹn trong mỗi người lính làm nên chiến thắng năm xưa.

Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975 đã mở màn thắng lợi cho Chiến dịch Tây Nguyên, tạo bước ngoặt lịch sử quan trọng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

Nghệ thuật sử dụng tăng thiết giáp

Chúng tôi gặp Trung tướng, Tiến sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Đoàn Sinh Hưởng, nguyên Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, cựu chiến binh trực tiếp tham gia Chiến dịch Tây Nguyên 1975 tại buổi hội thảo khoa học với chủ đề: “Chiến thắng Tây Nguyên 1975 và nửa thế kỷ xây dựng, phát triển Đắk Lắk” được tổ chức ở TP Buôn Ma Thuột.

Pháo của ta đánh vào thị xã Buôn Ma Thuột.
Pháo của ta đánh vào thị xã Buôn Ma Thuột.

Khuôn mặt Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng đầy cảm xúc khi chứng kiến Đắk Lắk thay da đổi thịt từng ngày, khoác lên mình một diện mạo mới, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc không ngừng được nâng lên.

“Trong cuộc đời quân ngũ, trận đánh để lại trong tôi nhiều suy ngẫm về nghệ thuật sử dụng tăng thiết giáp trong thực hành chiến đấu nhất là tấn công thị xã Buôn Ma Thuột, trận then chốt thứ nhất trong chiến dịch Tây Nguyên. Chiến tranh đã lùi xa, trên chính mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ này, biết bao đồng đội tôi đã không may nằm lại, linh hồn và thân thể các anh đã hòa vào đất đỏ Tây Nguyên để cây trái đơm hoa, xóm làng trù phú”, giọng ông run run.

Trung tướng Hưởng hồi tưởng, ngày 17/1/1975, Trung đoàn Tăng - Thiết giáp 273 được lệnh hành quân di chuyển đội hình xuống phía nam Tây Nguyên. “Đại đội 9 của tôi trong đội hình Trung đoàn bí mật vượt qua 300km an toàn đến vị trí tập kết ở Buôn Gia Vầm, cách Buôn Ma Thuột 40km về phía bắc, sẵn sàng tiến công giải phóng mục tiêu then chốt quyết định là Buôn Ma Thuột. Công tác chuẩn bị hết sức công phu, cả về kỹ thuật và chiến thuật. Đại đội 9 được trang bị toàn bộ xe tăng T-54B thế hệ mới, chúng tôi tổ chức cho từng kíp xe tăng luyện tập kỹ và quyết tâm bảo đảm tác chiến nhanh, chính xác. Tại vị trí tập kết, ông Hưởng có sáng kiến, mỗi xe tăng cố định thêm 10 viên đạn pháo và mỗi xe thiết giáp K-63 chở thêm 10 viên, nâng cơ số đạn chiến đấu của xe tăng từ 34 viên lên 54 viên”, ông Hưởng nhớ lại.

“Khi xuất phát tiến công, với kinh nghiệm cơ động xe tăng trong chiến đấu, tôi đề nghị xuất phát trước lệnh sớm hơn 15 phút. Thay vì xuất phát lúc 2 giờ sáng, chúng tôi xuất phát lúc 1 giờ 45 phút”, Trung tướng cho biết.

Cuộc tiến công vào mục tiêu then chốt Buôn Ma Thuột bắt đầu. Khi pháo binh, đặc công tiến công sân bay thị xã, khu kho Mai Hắc Đế và sân bay Hòa Bình, thì Đại đội 9, mũi đột kích thọc sâu, gồm 10 xe tăng được tổ chức thành 4 thê đội.

5 giờ 30 phút ngày 10/3/1975, trong khi pháo binh điều chỉnh tọa độ bắn chuyển làn, từ các hướng, xe tăng - thiết giáp và các binh chủng cơ giới của ta mở hết tốc lực, theo đường trinh sát đã đánh dấu, húc đổ cây xông ra khỏi rừng tiến thẳng về phía thị xã. Trước tình thế địch hoang mang cực độ, ông hạ lệnh cho bật đèn lên. Núi rừng Tây Nguyên chuyển động trong bão lửa. Các loại hỏa lực và ánh đèn pha sáng rực của xe tăng làm bùng lên ý chí quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ ta, tạo ra sự hoang mang, khiếp đảm của kẻ thù.

Ngừng một lúc, Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng kể tiếp: “Từ 5 giờ 30 đến 10 giờ 30 ngày 10/3, chúng tôi quần nhau với địch. Đến tối ngày 10/3, toàn bộ lực lượng đột kích thọc sâu gồm Đại đội 9 và bộ binh áp sát Sư đoàn bộ Sư đoàn 23 ngụy. Đêm đó chúng tôi dừng lại củng cố, bổ sung đạn dược, đi trinh sát để hôm sau đánh sớm”, vị Trung tướng không khỏi hồi hộp nhớ lại.

Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng trao tặng kỷ vật tới đại diện lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk
Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng trao tặng kỷ vật tới đại diện lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk

6 giờ sáng 11/3, xe sẵn sàng xuất kích thì phát hiện xe quân sự địch từ vườn cà phê tiến ra. Lúc này ông Hưởng lệnh cho các xe lập tức nổ súng chiến đấu. Sau một loạt đạn cấp tập của xe tăng ta, 1 xe M-113 và 1 xe M-41 của địch bốc cháy, chúng hốt hoảng bỏ chạy, ông lệnh truy đuổi, bắt được Tỉnh phó tỉnh Đắk Lắk trực tiếp chỉ huy địch phản kích. Sau đó, xe tăng quân ta tiếp tục lao lên đánh chiếm Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 - Sào huyệt cuối cùng của địch ở Buôn Ma Thuột.

“10 giờ ngày 11/3, các hướng, mũi đồng loạt tiến công vào Sở chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy. Đến 10 giờ 30, cả xe tăng, bộ binh đánh đến chân cột cờ. Xe tăng Đại đội 9 chúng tôi rải ra chốt giữ những vị trí khống chế địch, hỗ trợ các chiến sĩ Tiểu đoàn 4 nhanh chóng hạ cờ chính quyền Sài Gòn, kéo cờ Giải phóng lên trong niềm vui hân hoan chiến thắng”, kể đến đây Trung tướng Hưởng rơm rớm xúc động.

Người đầu tiên cắm cờ ở sào huyệt địch

Gặp Cựu chiến binh Nguyễn Đức Thịnh (SN 1951, xã Cư Êbur, TP Buôn Ma Thuột) tại lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, ông chia sẻ, ông là hội viên Hội cựu chiến binh xã Cư Êbur, hiện là thương binh hạng 3/4. Giờ đây, mỗi lúc trái gió trở trời, vết thương ở đùi vẫn hành hạ nhưng đó là dấu tích tự hào về một thời trận mạc.

Năm 1972, chàng thanh niên Nguyễn Đức Thịnh tình nguyện nhập ngũ về công tác Sư đoàn 316. Giữa tháng 1/1975, Sư đoàn hành quân vào khu vực Đắk Đam để tham gia chiến dịch Tây Nguyên

Ngày 5/3/1975, đơn vị ông nhận lệnh vượt sông Sêrêpốk cơ động vào chiếm lĩnh trận địa. Sáng 10/3/1975, đơn vị ông tấn công đánh chiếm khu Nhà thờ Tin Lành, phát triển lên làm chủ khu Nhà thờ Quân đội, cư xá sĩ quan ngụy (nay là Hội trường Tỉnh ủy và khu vực xung quanh), sau đó, tiến công vào cổng chính Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy.

Nhưng địch dùng hỏa lực bên trong bắn ra quyết liệt, đồng chí được giao nhiệm vụ cắm cờ bị hy sinh. Tối 10/3/1975, Tiểu đoàn 7 của ông tổ chức rút kinh nghiệm, giao nhiệm vụ chiến đấu cho các phân đội. Sáng ngày 11/3/1975, trung đội tổ chức lực lượng bí mật tấn công vào, chiếm nhà làm việc của chỉ huy địch và khu tham mưu.

Cựu chiến binh Nguyễn Đức Thịnh kể tiếp, tại đây, có phòng trưng bày “Chiến lợi phẩm” của Sư đoàn 23 ngụy. “Lúc này, súng Ak của tôi bị kẹt đạn không sửa được, tôi nhanh chóng lấy khẩu Ak “chiến lợi phẩm”, thấy cờ ngụy còn trên cột, nên lấy luôn cờ Giải phóng - địch trưng bày, dùng bút bi viết phiên hiệu đơn vị vào cờ. Lúc này, các đơn vị của ta tấn công mạnh từ 4 hướng. Quân địch bị dồn ép về khu kho đạn nhưng vẫn ngoan cố chống trả rất quyết liệt. Lợi dụng tình huống đó, tôi cùng 2 chiến sĩ tiếp cận cột cờ. Tôi nhanh chóng leo đỉnh cột, cắt hạ cờ địch, treo cờ Giải phóng lên, lúc này là 10 giờ 30 phút ngày 11/3/1975, cờ Giải phóng tung bay trên Sư bộ 23 quân Việt Nam cộng hoà. Trưa 11/3/1975, Sư bộ 23 ngụy thất thủ”, ông Thịnh nhớ lại.

Tối 6/4, chương trình giao lưu chính luận, nghệ thuật “Bản trường ca hòa bình” tại điểm cầu Đắk Lắk do Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp tổ chức, Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng đã trao tặng tỉnh Đắk Lắk một số kỷ vật quý giá gắn liền với chiến thắng Buôn Ma Thuột tháng 3/1975. Dịp này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk cũng đã trao tặng Bằng khen cho Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng.

Theo Nguyễn Thảo (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.