Kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025)

E-magazine Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

Năm nay vừa tròn 71 tuổi, cựu chiến binh Triệu La Phương (tổ 1, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) vẫn giữ tác phong của người lính. Nhìn cuộc sống đời thường của ông ít ai biết cách đây 50 năm, ông trực tiếp cắm lá cờ giải phóng trên nóc Tòa hành chính Pleiku ngày 17-3-1975. Người chiến sĩ của Đại đội 70 Tiểu đoàn Đặc công 408 năm xưa còn làm công tác dân vận, ổn định tình hình sau khi tiếp quản Pleiku; cùng chính quyền quân quản vận động Nhân dân tích cực lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, đưa Pleiku vươn lên từ những tàn tích chiến tranh.

Trước thực trạng ấy, phát huy truyền thống, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc Pleiku tiếp tục đoàn kết, chung sức, đồng lòng kiến thiết, xây dựng quê hương. Đặc biệt, hưởng ứng chiến dịch “100 ngày 23 ngàn ha ruộng đất” do tỉnh phát động, Pleiku đề ra mục tiêu chuyển 25 ngàn dân nội thị ra vùng ven sản xuất nông nghiệp; đồng thời, khai hoang trên 2 ngàn ha đất ruộng, nâng diện tích canh tác lên 6 ngàn ha.

Tháng 10-1976, Ban quân quản kêu gọi bà con ai nhà cửa hoặc không có công ăn việc làm thì đăng ký đi kinh tế mới. Người đi Ia Lu, người đi Vườn Mít ( nay là xã Diên Phú), điểm 17-3 ( nay là phường Yên Thế)...

Còn cựu chiến binh Triệu La Phương cũng phấn khởi: “Sau hơn 50 năm, từ một thị xã nhỏ bé, nghèo nàn đến nay, Pleiku đã trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh Gia Lai, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Thành phố thay đổi khang trang về diện mạo, cảnh quan đô thị, đường thì có tên, nhà thì có số, đường phố đều được rải nhựa, bộ mặt Pleiku từ nông thôn đến thành thị thay đổi rất nhiều. Tôi và gia đình rất tự hào khi được góp một phần công sức trong công cuộc kiến thiết, xây dựng đô thị Pleiku ngày càng khang trang, hiện đại như hôm nay”.

Đến Gia Lai bây giờ, đi trên quốc lộ 19 hay 14-nơi đây 50 năm về trước trải qua nhiều trận đánh lớn nhằm chia cắt các tuyến phòng thủ của địch, nay trở thành những đại lộ rợp bóng cây xanh. Chuyện về những người đi khai hoang, vỡ đất để trồng cao su trên miền biên viễn vẫn được kể lại cho các thế hệ sau về hành trình kiến thiết, xây dựng quê hương của cha, anh đi trước. Điển hình như, với sứ mệnh phủ xanh vùng chiến địa xưa, đến nay, 3 công ty cao su thuộc Binh đoàn 15 đã trồng hơn 10.000 ha cao su; cùng với hàng chục ngàn ha cà phê, cây ăn quả, cao su tiểu điền của người dân, vùng đất từng hứng chịu nhiều bom đạn trong chiến tranh đã và đang hồi sinh mạnh mẽ.

Những ngày tháng 3 lịch sử, trên cung đường dọc biên giới, chúng tôi trở lại những chiến địa ác liệt-nơi ghi dấu những chiến thắng oanh liệt của quân-dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ như: Chư Nghé, Chư Bồ, Plei Me… cảm nhận sự đổi thay nơi đây.

Theo già làng Ksor H’Blâm (làng Krông, xã Ia Mơr, huyện Chư Prông)-người từng tham gia lực lượng thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và cũng gắn bó với mảnh đất anh hùng này từ nhỏ: Trong chiến tranh, vùng đất Plei Me trải qua nhiều trận đánh ác liệt của đế quốc Mỹ và Ngụy quân Sài Gòn. Những năm đầu sau giải phóng, các xã Ia Lâu, Ia Mơr, Ia Ga… rất hoang tàn, dân cư thưa thớt, trình độ dân trí thấp, nhất là Ia Mơr gần như tách biệt với thế giới bên ngoài vì đường sá đi lại trắc trở. Đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, hộ đói nghèo chiếm đa số.

Còn đèo Mang Yang, An Khê-nơi từng ghi dấu những trận chiến ác liệt trong kháng chiến, nay đã khoác lên mình một diện mạo mới, yên bình và trù phú. Vùng đất từng in dấu chân bộ đội hành quân, từng nhuốm màu khói lửa, giờ đây được phủ xanh bởi những cánh rừng bạt ngàn, những nương mía thẳng tắp trải dài theo triền đồi, xen lẫn là những cánh đồng lúa chín vàng rực dưới nắng.

Con đường qua đèo ngày nay được mở rộng, uốn lượn giữa màu xanh mát của núi rừng. Hai bên đường, những xóm làng yên ả mọc lên, đời sống người dân khởi sắc nhờ vào canh tác nông nghiệp và du lịch. Đèo Mang Yang không chỉ là chứng nhân lịch sử, mà còn là biểu tượng của sự hồi sinh, nơi quá khứ oanh liệt hòa quyện cùng nhịp sống mới đang vươn lên từng ngày. Đến nay, hơn 98% đất lâm nghiệp khu vực đèo Mang Yang đều có rừng che phủ; trong đó có hơn 10.400 ha rừng tự nhiên và 3.130 rừng trồng.

Để Pleiku giữ vững vị thế là trung tâm chính trị-văn hóa-xã hội của tỉnh, Chủ tịch UBND TP. Pleiku Đoàn Hữu Dũng-nêu giải pháp: Thành phố tiếp tục thực hiện hiệu quả 4 chương trình trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XII (nhiệm kỳ 2020-2025) đề ra. Cụ thể, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng bền vững; đầu tư, chỉnh trang hệ thống công trình hạ tầng đô thị, xây dựng thành phố theo hướng đô thị thông minh, thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”; tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, nhất là tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), ông Ksor Phước-nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội, nguyên Bí thư Tỉnh ủy vui mừng trước những thay đổi toàn diện, vững vàng của tỉnh, trong đó có TP. Pleiku sau ngày giải phóng. Đồng thời, mong muốn cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành trong tỉnh tiếp tục có những đột phá, sáng tạo hơn nữa để giải phóng mọi sức mạnh trong Nhân dân, phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhà trong phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao mọi mặt đời sống của người dân.

Mỗi cán bộ, đảng viên, người dân, nhất là người đứng đầu hãy gương mẫu luôn bám sát cơ sở, gắn bó với Nhân dân, tiếp tục dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo tìm ra những đột phá, tạo xung lực mới để kinh tế-xã hội của tỉnh ngày càng phát triển. Quyết liệt hơn nữa trong việc đưa khoa học, kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo vào mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội. Đồng thời chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ cho hệ thống chính trị các cấp, nhất là cấp cơ sở trong giai đoạn mới…

TP. Pleiku ngày càng hiện đại, giàu bản sắc.
Ông Ksor Phước-nguyên Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai.

Theo Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên-cho biết: Sau ngày đất nước thống nhất, Gia Lai phải đối mặt với nhiều thử thách, khó khăn, song dưới sự lãnh đạo của Đảng, Gia Lai cùng với cả nước có bước chuyển mình đáng kể, đặc biệt là sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Đó là, tốc độ kinh tế tăng trưởng khá, văn hóa-xã hội không ngừng được quan tâm đầu tư, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua hàng năm, thu nhập bình quân đầu người tiếp tục được nâng lên.

Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Chúng ta từng bước xây dựng trục tăng trưởng mới trên nền tảng thế mạnh, lợi thế của tỉnh như phát triển vùng chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, bền vững; phát triển một số ngành công nghiệp có chọn lọc, như: công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo, tập trung phát triển thương mại, du lịch, vừa phát triển kinh tế vừa bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, gắn du lịch, dịch vụ với các làng nghề truyền thống, các sản phẩm OCOP...

Ông Hồ Văn Niên-Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh được quan tâm, với nét đặc trưng nổi bật là xây dựng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Đến nay, TP. Pleiku, thị xã An Khê và Ayun Pa đã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; toàn tỉnh có 94/180 xã (đạt 52,22%) và 162 thôn, làng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 131 làng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên nhấn mạnh: “Gia Lai hôm nay vẫn mang trong mình sức sống, sự hào hùng của miền đất bazan đậm chất sử thi, giàu truyền thống cách mạng. Với sức mạnh, niềm tin mãnh liệt, phát huy tinh thần “tự chủ-tự tin-tự lực-tự cường-tự hào dân tộc”, Gia Lai sẽ vững bước cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới-kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai: Toàn tỉnh hiện có khoảng hơn 100.000 ha cà phê, gần 87.000 ha cao su, 79.000 ha khoai mì, 76.000 ha lúa, 35.000 ha cây ăn quả, hơn 40.000 ha mía… Năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận; giá trị nông-lâm nghiệp và thủy sản đạt 35.473 tỷ đồng, tăng 4,95% so với năm 2023, đứng thứ 5 cả nước và là trụ đỡ của nền kinh tế.

ten.jpg

Có thể bạn quan tâm

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

Vững niềm tin chiến thắng

Vững niềm tin chiến thắng

(GLO)- Với niềm tin chiến thắng, những thầy thuốc kiên trung đã vượt mọi gian khổ, hy sinh cho đến ngày thống nhất đất nước. Trong tháng Tư lịch sử này, nhớ lại những năm tháng cống hiến sức trẻ vì độc lập, tự do của Tổ quốc, ai cũng xúc động xen lẫn tự hào.

Báo chí quốc tế viết về đại lễ 50 năm giải phóng miền Nam

Báo chí quốc tế viết về đại lễ 50 năm giải phóng miền Nam

Sự kiện Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được rất nhiều báo chí quốc tế đưa tin đậm nét trong những ngày vừa qua, với điểm nhấn là không khí lễ hội hân hoan cũng như những thành tựu nổi bật mà Việt Nam đạt được trong những năm qua.

Cảm xúc trào dâng trong ngày đại thắng

Cảm xúc trào dâng trong ngày đại thắng

(GLO)- 50 năm đã đi qua, song đại thắng mùa xuân năm 1975, thời khắc Sài Gòn giải phóng lúc 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975 mãi mãi là cột mốc chói lọi trong lịch sử chống xâm lược, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam: độc lập, thống nhất, hòa bình, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.