Ký ức không thể nào quên của cựu chuyên gia tình báo Mỹ về sự kiện 30/4/1975

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Là một nhà phân tích tình báo của Mỹ tại Sài Gòn trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Chuck Searcy chưa bao giờ nghĩ rằng 50 năm sau, ông sẽ sống ở Việt Nam và hỗ trợ người dân trong cuộc chiến khác - chống lại bom mìn chưa nổ.

Cuộc chiến ở Việt Nam cũng để lại vết sẹo cho một thế hệ binh lính Mỹ. Tuy nhiên, giống như nhiều người khác, Searcy đã trở lại chiến trường cũ và tận mắt chứng kiến quan hệ ấm lên đáng kể trong mối quan hệ giữa hai cựu thù.

Ông Searcy, 81 tuổi, đang sống ở miền Bắc, vào thời điểm đất nước Việt Nam kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước 30/4.

Ông Chuck Searcy vẫn nhớ những thời khắc mang tính bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam. (Ảnh: Reuters)
Ông Chuck Searcy vẫn nhớ những thời khắc mang tính bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam. (Ảnh: Reuters)

Ông Searcy vẫn nhớ những lời nói của một người lính miền Nam Việt Nam mà ông gặp trong những năm 1960 tại Sài Gòn, nơi sau này được đổi tên thành thành phố mang tên Bác.

"Khi nào các ông chưa rời khỏi đất nước chúng tôi, chúng tôi sẽ không thể có hòa bình", ông Searcy nhớ lại lời người đó nói với ông, nhưng không tiết lộ tên. Dù làm việc cho chính phủ đồng minh của Mỹ, người lính đó vẫn tin Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể mang lại hòa bình.

Ngày nay, những quán cà phê Mỹ Starbucks có mặt trên khắp Việt Nam, còn người tiêu dùng Mỹ mua hàng hóa "Made in Vietnam”. Hai nước cựu thù đã trở thành đối tác kinh tế thân thiết. Các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ như Apple, Nike và Intel đang có nhà máy sản xuất quy mô lớn ở Việt Nam.

Chữa lành vết thương

Sau khi tận mắt chứng kiến những sự kiện bước ngoặt của cuộc chiến như Cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968, ông Searcy rời quân ngũ và trở về Mỹ. Ông đang ở Atlanta khi trên TV chiếu cảnh Sài Gòn sụp đổ vào ngày 30/4/1975, trong khi chiếc trực thăng cuối cùng rời nóc nhà đại sứ quán Mỹ ở trung tâm thành phố.

"Tôi cảm thấy nhẹ nhõm vô cùng khi mọi chuyện đã kết thúc sau thời gian dài đau đớn", ông Searcy nói với Reuters. Vào thời điểm đó, ông Searcy kiên quyết phản đối chiến tranh, nhưng ông cũng cảm thấy lo lắng.

Tuy nhiên, kỳ vọng rằng mọi thứ sẽ thay đổi đã đưa ông trở lại Việt Nam 20 năm sau đó, với một dự án phục hồi chức năng cho trẻ em bị bại liệt và các bệnh khác.

Ông cho biết, điều đó diễn ra ngay sau khi Washington dỡ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam năm 1994, mang lại hy vọng hai bên có thể bình thường hóa quan hệ. Ông Searcy ở lại Việt Nam kể từ đó. Sau này ông trở thành người đồng sáng lập Dự án Renew, để giúp đỡ những người bị thương nặng do bom mìn và triển khai các đội rà phá, sau khi Mỹ đã rải 5-8 triệu tấn bom mìn xuống Việt Nam.

Ông cho biết rất ấn tượng trước khả năng phục hồi và tính thực tế của người Việt Nam, kể cả khi đang phải ứng phó với tác động từ chính sách thuế quan mới của Mỹ.

Theo Thu Loan (TPO/Nguồn Reuters)

Có thể bạn quan tâm

Tái hiện đại thắng mùa xuân 30-4-1975 thông qua những thước phim

Tái hiện đại thắng mùa xuân 30-4-1975 thông qua những thước phim

(GLO)- Những chiến tích vẻ vang của quân và dân các dân tộc Gia Lai cách đây 50 năm, góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối được tái hiện chân thật trong mỗi thước phim do Tổ chiếu phim (Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) thực hiện.

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

Vững niềm tin chiến thắng

Vững niềm tin chiến thắng

(GLO)- Với niềm tin chiến thắng, những thầy thuốc kiên trung đã vượt mọi gian khổ, hy sinh cho đến ngày thống nhất đất nước. Trong tháng Tư lịch sử này, nhớ lại những năm tháng cống hiến sức trẻ vì độc lập, tự do của Tổ quốc, ai cũng xúc động xen lẫn tự hào.

Báo chí quốc tế viết về đại lễ 50 năm giải phóng miền Nam

Báo chí quốc tế viết về đại lễ 50 năm giải phóng miền Nam

Sự kiện Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được rất nhiều báo chí quốc tế đưa tin đậm nét trong những ngày vừa qua, với điểm nhấn là không khí lễ hội hân hoan cũng như những thành tựu nổi bật mà Việt Nam đạt được trong những năm qua.

Cảm xúc trào dâng trong ngày đại thắng

Cảm xúc trào dâng trong ngày đại thắng

(GLO)- 50 năm đã đi qua, song đại thắng mùa xuân năm 1975, thời khắc Sài Gòn giải phóng lúc 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975 mãi mãi là cột mốc chói lọi trong lịch sử chống xâm lược, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam: độc lập, thống nhất, hòa bình, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.