Chuyện cựu binh 10 năm chiến đấu ở Khánh Hòa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Khánh Hòa hoàn toàn giải phóng, trong tâm trí Đại tá Nguyễn Văn Thành vẫn chưa quên những ký ức về 10 năm chiến đấu gian khổ mà hào hùng trên mảnh đất này.

Ở tuổi xưa nay hiếm, vị Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Khánh Hòa năm xưa vẫn nhớ rõ từng thời khắc lịch sử, đặc biệt là giây phút vỡ òa trong niềm vui chiến thắng.

Ngày đầu tháng 4, thành phố biển Nha Trang như khoác lên mình tấm áo mới, rực rỡ cờ hoa chào mừng 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2/4/1975 - 2/4/2025), hướng tới dấu mốc lịch sử thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Tôi đã có dịp đến thăm Đại tá Nguyễn Văn Thành tại ngôi nhà giản dị của ông ở xã Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang.

Mỗi dịp kỷ niệm, ông Thành lại tất bật với nhiều hoạt động đoàn thể, trở thành nhân vật quan trọng của nhiều cuộc họp mặt nhân ngày vui của đất nước. Dù đã ở tuổi 80, nhưng tác phong nhanh nhẹn, giọng nói hào sảng và trí tuệ minh mẫn của ông vẫn khiến người đối diện cảm phục. Khi được hỏi về những năm tháng chiến đấu trên mảnh đất Khánh Hòa, giọng ông Thành trầm xuống, ánh mắt rưng rưng. Những câu chuyện về một thời khói lửa, về những đồng đội kiên cường lần lượt được ông kể lại một cách mạch lạc, như thước phim quay chậm về một giai đoạn lịch sử không thể nào quên.

Không thể quên

Tháng 7/1965, chàng Thiếu úy trẻ Nguyễn Văn Thành nhận lệnh vào chiến trường miền Nam với ý chí sắt đá: “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Ông được phân công về Đại đội đặc công 88, Tỉnh đội Khánh Hòa, đảm nhiệm vai trò Trung đội trưởng

Cuối năm 1967, khi cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn cam go, Đại đội 88 của ông nhận lệnh hành quân từ căn cứ Hòn Dù (huyện Khánh Vĩnh) xuống chiến khu Đồng Bò - Mật khu Đá Hang, thị xã Nha Trang (nay thuộc xã Phước Đồng, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), chuẩn bị cho chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

Ông Thành không thể nào quên những trận bom kết của địch rải xuống, thiêu rụi hết cây cối, đặc biệt là việc chúng rải chất độc hóa học xuống khu vực nguồn nước mà bộ đội vẫn thường lấy về ăn uống, sinh hoạt nhằm hủy diệt sức chiến đấu của bộ đội. “Điều khiến tôi cảm động nhất là sự kiên cường của những người đồng đội. Dù hít phải chất độc, ho sặc sụa, tiêu chảy, anh em vẫn một lòng bám trụ, chiến đấu đến cùng”, ông Thành nghẹn ngào nhớ lại.

Bước sang tháng 3/1975, ông Thành (lúc này là trợ lý tác chiến Tỉnh đội Khánh Hòa) cùng đơn vị tập trung tại căn cứ Hòn Dù, khẩn trương xây dựng kế hoạch tác chiến. Theo dự kiến, một mũi bộ binh sẽ di chuyển theo đường 21 để đón Sư đoàn 10 chủ lực đang từ Tây Nguyên tiến xuống, phối hợp giải phóng tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, sức tiến công của quân giải phóng mạnh mẽ và thần tốc hơn dự kiến. “Sư đoàn 10 đã tiến xuống nhanh hơn lực lượng của mình và đã bắt đầu nổ súng khai chiến từ rạng sáng 29/3/1975”, ông Thành nhớ lại

Chỉ trong vòng 3 ngày (29/3 - 1/4/1975), Sư đoàn 10 và các đơn vị phối hợp đã đập tan tuyến phòng thủ kiên cố của địch tại đèo M’Đrắk - Phượng Hoàng (dài gần 20km, nằm giữa Đắk Lắk - Khánh Hòa), mở toang cánh cửa xuống vùng đồng bằng ven biển. Tin đèo Phượng Hoàng thất thủ và Lữ đoàn dù số 3 bị tiêu diệt đã gây ra sự hoảng loạn trong hàng ngũ địch. Bất chấp lệnh giới nghiêm, quân lính và công chức ngụy quyền ở Nha Trang tự động tháo chạy.

Ông Nguyễn Văn Thành (bìa phải) tham gia công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ tại căn cứ Đồng Bò. Ảnh: Tỉnh đội Khánh Hòa
Ông Nguyễn Văn Thành (bìa phải) tham gia công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ tại căn cứ Đồng Bò. Ảnh: Tỉnh đội Khánh Hòa
Ông Thành cùng vợ chuẩn bị nguyên liệu để nấu cháo từ thiện.
Ông Thành cùng vợ chuẩn bị nguyên liệu để nấu cháo từ thiện.

Đến chiều ngày 2/4/1975, quân và dân địa phương phối hợp cùng Sư đoàn 10 tiến vào giải phóng thị xã Nha Trang và các huyện lân cận. Ngày 3/4/1975, Sư đoàn 10 tiếp tục tiến về giải phóng thị xã và khu liên hợp quân sự Cam Ranh, sào huyệt cuối cùng của địch tại Khánh Hòa. Chiến dịch giải phóng tỉnh kết thúc thắng lợi, quân địch bị tiêu diệt và tan rã. “Tôi nhớ như in cảnh tượng người dân từ Diên Khánh đến Nha Trang tràn ra đường, hân hoan chào đón bộ đội. Họ vẫy cờ, mang trái cây, nước dừa ra tặng chúng tôi dọc đường đi. Cảm giác sung sướng lúc ấy to lớn không thể nào diễn tả được”, người cựu chiến binh xúc động chia sẻ.

Khánh Hòa được giải phóng góp phần tạo nên sức mạnh tổng lực, cùng cả nước làm nên Đại thắng mùa Xuân lịch sử năm 1975. Đối với Đại tá Nguyễn Văn Thành, ngày 2/4/1975, không chỉ là một sự kiện lịch sử trọng đại, mà còn là dấu mốc kết thúc 10 năm chiến đấu kiên cường và đầy gian khổ trên mảnh đất này.

Ân tình với đồng đội, nhân dân

Nhắc đến những năm tháng chiến tranh, Đại tá Thành không khỏi bùi ngùi: “Ai đã từng trải qua đời lính đều không thể tránh khỏi những giây phút đau lòng khi chứng kiến đồng đội ngã xuống”. Chính vì lẽ đó, sau ngày đất nước hòa bình, trong sâu thẳm tâm hồn ông vẫn luôn có một nỗi day dứt khôn nguôi khi ngoảnh nhìn lại một thời đạn bom ác liệt. “Hôm nay, mình được sống trong hòa bình, hạnh phúc, nhưng đâu đó bạn mình, những người đồng đội đã hy sinh vẫn còn nằm lại, chưa được trở về, xót xa lắm”, ông Thành nghẹn lời.

Quân giải phóng tiến về thị xã Nha Trang ngày 2/4/1975. Ảnh: Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Khánh Hòa
Quân giải phóng tiến về thị xã Nha Trang ngày 2/4/1975. Ảnh: Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Khánh Hòa

Sau này, dù công việc bận rộn, ông Thành vẫn tích cực tham gia các hoạt động tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ, đặc biệt là những người đã hy sinh trong chiến dịch Mậu Thân 1968 tại Khánh Hòa. Ông Thành kể về một lần tham gia đội quy tập hài cốt liệt sĩ tại đèo Rù Rì ở phía Bắc TP. Nha Trang. “Bao nhiêu tháng trời ròng rã tìm kiếm, chúng tôi vẫn không có kết quả, hy vọng tưởng chừng đã tắt. Thế rồi, một sự tình cờ đến khó tin đã xảy ra, chiều ngày 23/3/2013, khi thi công đường qua đèo, một công nhân lái máy xúc đã phát hiện khu mộ tập thể của 23 liệt sĩ hy sinh năm Mậu Thân. Hài cốt các anh sau đó đã được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Hòn Dung, Nha Trang”, ông Thành kể.

Với vai trò Phó Chủ tịch Hội truyền thống kháng chiến yêu nước tỉnh Khánh Hòa hiện nay, cựu chiến binh Nguyễn Văn Thành không ngừng lan tỏa ngọn lửa truyền thống tới thế hệ trẻ thông qua các buổi nói chuyện, tuyên truyền lịch sử tại nhiều địa phương trong tỉnh. Ông hiểu rằng, việc kết nối quá khứ với hiện tại, giúp người trẻ hiểu về sự hy sinh của cha ông là một trách nhiệm quan trọng.

Đại tá Nguyễn Văn Thành sinh năm 1945 tại Hải Dương. Tháng 6/1963, ông nhập ngũ và tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường, bao gồm cả Lào. Sau khi tốt nghiệp Trường Sĩ quan Lục quân, ông gắn bó với chiến trường Khánh Hòa cho đến ngày giải phóng. Sau này, ông còn tham gia làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia và nghỉ hưu năm 1999 với quân hàm Đại tá, Phó Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Khánh Hòa.

Đều đặn vào ngày Rằm hàng tháng, vợ chồng Đại tá Thành cùng các con lại chuẩn bị những nồi cháo nghĩa tình, mang đến tặng các bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Ông Thành luôn tâm niệm, mình là người chiến sĩ may mắn, đi qua cuộc chiến tranh vẫn có thể trở về, có gia đình hạnh phúc, nên khi có cơ hội giúp người, giúp đời thì ông nguyện sẽ làm hết lòng, hết sức.

Theo THANH THANH (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.