Nhân chứng đường số 7

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Và cả chuyện về những đứa trẻ ngày ấy trong cuộc chạy loạn đã ngót nghét 60 tuổi, giờ con cái đề huề, người tìm thấy cha mẹ ruột, người trông ngóng mỏi mòn.

3 ngày thu nhặt khí tài

Trong Chiến dịch Tây Nguyên, cuộc phục kích trên đường 7 của Quân Giải phóng đã tiêu hao nhiều sinh lực, phương tiện của địch, làm tan rã ý đồ co cụm về phòng thủ duyên hải miền Trung hòng tái chiếm Tây Nguyên. Trận này, đại tá Nguyễn Vi Hợi (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân) là Tiểu đội trưởng Tiểu đội 7 (Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64). Đại tá Hợi kể, đầu năm 1975 ông được điều về Sư đoàn 320, tham gia Chiến dịch Tây Nguyên.

“Ngày 14/3/1975, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (VNCH) ra lệnh toàn bộ binh lực, chủ yếu là Quân đoàn 2 VNCH nhanh chóng rút khỏi Tây Nguyên về co cụm ở đồng bằng duyên hải miền Trung để phòng thủ, củng cố lực lượng, tìm cách phản công chiếm lại Tây Nguyên”, đại tá Hợi nhớ. Trước tình thế này, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã cắt cử các đơn vị chốt chặn, đánh địch tại đường 7. Nhận lệnh cấp trên, các đơn vị thuộc Sư đoàn 320 tiếp cận toàn bộ thung lũng Cheo Reo, Phú Bổn để chặn đường rút lui của địch.

Đường số 7
Đường số 7

Lúc này, đại tá Hợi được lệnh đưa bộ đội ém quân tại khu vực đầu cầu Cây Sung (địa phận thị xã Ayun Pa bây giờ) nhằm chặn quân địch rút chạy qua cầu tiến về hướng Phú Yên. Phát hiện xe tăng của địch, đại tá bắn hai quả B40 làm một chiếc xe bốc cháy. Với quyết tâm không để địch vượt qua cầu, đại tá Hợi lên khỏi giao thông hào, hướng súng B40 vào chiếc xe đầu tiên bóp cò, xe bốc cháy, toàn bộ đội hình của địch khựng lại. Đến 12h ngày 19/3/1975, đơn vị của đại tá Hợi đã làm chủ chiến trường, giải phóng hoàn toàn Phú Bổn.

Ông Đinh Nhiêu
Ông Đinh Nhiêu

Thời điểm tháng 3 ở Phú Thiện nắng như đổ lửa. Từ quốc lộ 25 (tức đường số 7), rẽ vào chừng chục cây số qua những cánh đồng là tới nhà cựu chiến binh Đinh Nhiêu (làng Kte Lớn A, xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện). Người đàn ông đã ngoài 70 nhưng vẫn cường tráng, vui vẻ, có sở thích đan lát những vật dụng của người Ba Na. Lấy cốc nước mời khách, cựu binh cười rồi khoe: “Cốc này của USA đấy, bền lắm”.

Dựa lưng vào cột nhà sàn, ông Nhiêu hồi nhớ, thời còn trẻ ông đã phục vụ, làm lính liên lạc cho cách mạng. Mãi đến năm 1972 ông tham gia các chiến dịch lớn ở Tây Nguyên. Thấy được sự dũng cảm, ý chí hơn người, chàng trai Ba Na tiếp tục được huấn luyện trong khu căn cứ cách mạng ở huyện Kbang (Gia Lai) để học võ thuật, cách chỉ huy. Tháng 3/1975, ông là trung đội trưởng Trung đội 2 (Đại đội 1, H11, thuộc Tỉnh đội Gia Lai - Kon Tum trước đây) có nhiệm vụ chỉ huy anh em người Ba Na băng rừng trong bí mật tới xã Ia Yok (huyện Ia Pa) để bảo vệ hai làng cách mạng ngăn giặc đánh vào.

Theo hồi ức của người cựu binh già, lúc đó dòng người hoảng loạn, giẫm đạp lên nhau kéo xuống đồng bằng. Ngày đó bộ đội ta buộc khăn trắng bên trái để dễ phân biệt. “Khí tài của địch nhiều lắm, từ xe tăng đến các loại vũ khí vứt như rác. Anh em chúng tôi phải đi thu, nhặt trong 3 ngày mới xong. Lúc ấy vừa vui vừa buồn. Vui vì thấy ánh sáng hòa bình, buồn vì đồng đội nằm xuống không được hưởng độc lập”, ông Nhiêu nhớ lại.

Ông Nay Bắc có cuộc sống khấm khá với trang trại rộng
Ông Nay Bắc có cuộc sống khấm khá với trang trại rộng

Những đứa con thất lạc

Hửng nắng, ông Nay Bắc (SN 1970, trú buôn Thành Công, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa) cưỡi chiếc xe máy đi cắt cỏ cho đàn bò gần hai chục con. Với trang trại hơn 5 ha, ông Bắc thuộc diện giàu nhất nhì trong buôn. Phần con cái ông Bắc cũng chẳng thua kém ai, vì cả 4 người con đều có công ăn việc làm ổn định trong cơ quan nhà nước. Người đàn ông dong dỏng cao cho cá, dê ăn xong mới vào tiếp khách.

Hỏi về chuyện ngày xưa bị lạc trên đường số 7, ông Bắc kể: Ngày đó bản thân còn nhỏ nên không nhớ được nhiều. Chỉ biết do đi đường xa, đói quá lả đi rồi ngủ bên gốc cây ven đường. Sau đó được mấy người đàn ông đem về, đưa cho cha nuôi ở buôn Choanh (xã Uar, huyện Krông Pa) chăm sóc. Được dân làng bao bọc, đến 19 tuổi chàng thanh niên có làn da trắng, cao to được cô gái ở buôn Thành Công bắt làm chồng.

Thời gian cứ thế trôi, ý định gặp cha mẹ ruột cũng không còn, bởi tình cảm đã dành phần lớn cho dân làng. Mãi đến năm 2000, một người đàn ông từ Kon Tum đi qua Gia Lai làm công trình, trong khi uống rượu đã thấy ông Bắc giống hệt người bạn mình đang sống ở xã Đắk Cấm, TP Kon Tum. Hai gia đình thăm hỏi nhau mới biết ông Bắc cũng có một vết bớt ở đùi, lúc ấy mọi người mới vỡ oà khi tìm được người con trai thất lạc trên đường số 7. Bố ruột ông Bắc là người Kinh, mang họ “Trần”, còn ông Bắc ngày xưa có tên là Trần Bá Hào.

Ông Nay Bưp và con gái
Ông Nay Bưp và con gái

“Mấy ngày sau anh trai ruột tôi về thăm nhà. Mọi người vui lắm vì sau bao năm mới gặp lại nhau. Bố ruột năm nay đã ngoài 90 rồi, ông cho tôi một miếng đất để về Kon Tum ở cùng nhau nhưng mình đã quen ở đây rồi nên từ chối”, ông Bắc chia sẻ.

5 anh chị em ruột ông Bắc ở Kon Tum đều làm nông nên còn những vất vả. Bởi vậy, ông Bắc cũng cố gắng làm ăn, tích cóp mong hỗ trợ phần nào cho bố ruột và mọi người. Giờ đây cứ mỗi dịp lễ Tết, đại gia đình lại thuê cả một xe khách qua lại để gặp gỡ, thăm hỏi nhau.

Không được may mắn như ông Bắc, ông Nay Bưp (SN 1969, buôn Choanh, xã Uar) đượm buồn khi phóng viên nhắc lại quá khứ. Bởi đến nay, dù có mấy người cũng tới tìm con, lấy mẫu ADN nhưng đều không như hi vọng. “Mẹ tôi hồi ấy dẫn tôi và anh trai đi trên đường số 7, đi xa ai cũng đói lả. Lúc đến sông Ba, bà chạy xuống múc nước, dặn tôi đợi ở trên. Nhiều người lắm, thấy tôi đứng một mình nên kéo đi theo luôn”, ông Bưp hồi nhớ.

Sau đó, mấy người đàn ông dân tộc Jrai nhặt được, đưa về gửi bà Nay H’Troc (gần 100 tuổi) nuôi ở buôn Choanh. Người mẹ nuôi hiền hậu, chất phác đặt ông tên là Bưp nghĩa là “gặp gỡ”. Cuộc sống lúc ấy vô vàn khó khăn, bởi mẹ nuôi phải gồng gánh 6 người con đẻ, giờ lại “gặp gỡ” thêm một miệng ăn. Chàng trai dần lớn lên, nói tiếng, sống trong văn hoá của người dân tộc Jrai. 15 tuổi ông Bưp lấy vợ, sinh được 6 người con. Chăm chỉ làm ăn, giờ cuộc sống của ông Bưp đã khấm khá. (Còn nữa)

Năm 1976 ông Nhiêu lấy vợ rồi sinh được 4 con trai, 1 con gái. Ông rất vui khi con gái thứ tư làm ở Công an tỉnh, con trai thứ ba làm bộ đội. Còn bản thân mình, ông được biệt phái làm bí thư các xã 25 năm rồi mới nghỉ hưu. Sau những năm tháng đỏ lửa, do bắn quá nhiều B40 mà một bên mắt của cựu binh già đã hỏng.

Theo Tiền Lê (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.