'Đất thép' nở hoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cách trung tâm Sài Gòn hơn 50km, ở cửa ngõ phía Tây Bắc, căn cứ Đồng Dù (Củ Chi) được quân đội Sài Gòn ví như “cánh cửa thép”, phòng tuyến kiên cố ngăn cản đà tiến công như vũ bão của quân giải phóng.

Sáng 29/4/1975, thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh chiến dịch, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) đã nổ súng tấn công, đập tan tuyến phòng thủ kiên cố này, giải phóng huyện Củ Chi và thẳng tiến về Sài Gòn.

5 giờ “nung chảy” cửa thép

Một ngày đầu tháng 4/2025, chúng tôi về thăm huyện Củ Chi. Sau nửa thế kỷ, “đất thép” đã thay đổi nhiều. Những mảnh vườn trái cây xanh mướt, các khu đô thị khang trang mọc lên trên vành đai năm xưa chỉ toàn cát trắng và “dây thép gai đâm nát trời chiều”.

Ông Ba Nhỏ (xe ôm, 71 tuổi, ngụ xã Tân Phú Trung, Củ Chi) xăng xái đưa tôi đi tham quan căn cứ Đồng Dù năm xưa, hiện nay đang được sử dụng làm doanh trại quân đội. Chỉ xuống rạch nhỏ bao quanh căn cứ, người cựu chiến binh đất thép Củ Chi năm xưa cho biết đó là những con kênh rất sâu, được Mỹ - ngụy cho đào để phòng thủ.

Lính Mỹ đổ bộ tấn công Củ Chi năm 1967
Lính Mỹ đổ bộ tấn công Củ Chi năm 1967

“Hồi đó, tụi tui phải vượt qua hào nước này để đánh vào Sở Chỉ huy Sư đoàn 25 Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trong căn cứ. Nhiều anh em chìm xuống dòng kênh, vài ngày sau mới tìm thấy xác” - ông Ba Nhỏ bùi ngùi nhớ lại.

Đồng Dù là căn cứ hỗn hợp quy mô lớn, nằm trên trục Quốc lộ 1, được xây dựng bởi Sư đoàn 25 Mỹ (Tia chớp nhiệt đới). Căn cứ có chu vi khoảng 8.500m, xung quanh là vùng trắng bằng phẳng trống trải.

Để bảo vệ cơ quan đầu não ở Sài Gòn, đầu năm 1975, địch đã bố trí lực lượng phòng thủ hết sức hùng hậu trong căn cứ Đồng Dù, gồm Sư đoàn 25, Trung đoàn 50, Tiểu đoàn 2 bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo hỗn hợp, 1 chi đoàn xe tăng,...với tổng quân số khoảng 3.000 tên, 34 xe tăng xe bọc thép...

Bên ngoài căn cứ là nhiều lớp rào kẽm gai cùng hệ thống lô cốt và các bãi mìn dày đặc. Chuẩn tướng Lý Tòng Bá - Sư đoàn trưởng Sư đoàn 25 quân đội Sài Gòn hô hào bắt lính “tử thủ” đến cùng.

Đúng 5 giờ 30 phút ngày 29/4/1975, pháo binh Sư đoàn 320 đồng loạt tiến công căn cứ Đồng Dù. Bộ binh nổ mìn định hướng và đánh bộc phá, liên tục mở bung nhiều lớp hàng rào. Địch điều động bộ binh, xe tăng ra nghênh chiến, đồng thời dùng máy bay, pháo cối đánh vào đội hình tiến công của quân giải phóng. Chiến sự diễn ra ác liệt ngay từ những phút đầu.

Sau hơn 3 giờ giao tranh, địch điều động thêm lực lượng ở Trảng Bàng (Tây Ninh) và Xóm Mới (Gia Định) đến cứu nguy cho căn cứ Đồng Dù. Nắm được ý đồ của địch, quân giải phóng đã ngăn chặn lực lượng chi viện, đập tan những ổ đề kháng trên đường tiến công.

Đến 10 giờ 30, quân giải phóng đã đánh chiếm Sở chỉ huy Sư đoàn 25 quân đội Sài Gòn. Tư lệnh Lý Tòng Bá và Ban Tham mưu bỏ trốn. Đến 11 giờ ngày 29/4/1975, sau 5 giờ chiến đấu ác liệt, cờ của quân giải phóng đã tung bay trên căn cứ Đồng Dù, “cánh cửa thép” ở cửa ngõ Tây Bắc Sài Gòn bị nung chảy.

Sơ đồ địa đạo
Sơ đồ địa đạo

“Điểm đến” du lịch

Thăm lại Địa đạo Củ Chi - Di tích lịch sử đặc biệt, chúng tôi và nhiều du khách, trong đó có cả cựu binh Mỹ được thưởng thức chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh Trăng chiến khu. Nhiều người thích thú khi xem tái hiện lại cuộc sống, sinh hoạt về đêm của người dân Củ Chi trong vùng giải phóng với những hoạt cảnh như tham gia đào địa đạo, đan lát, xay lúa, giã gạo, thanh niên đăng ký tòng quân đánh giặc, trai gái hò đối đáp trên đồng ruộng, văn công về biểu diễn phục vụ bộ đội...

Từ một biểu tượng của tinh thần bất khuất, Địa đạo Củ Chi đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch, góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Du khách thưởng thức khoai mì, món ăn đặc trưng của “dân địa đạo” năm xưa
Du khách thưởng thức khoai mì, món ăn đặc trưng của “dân địa đạo” năm xưa

Bắt đầu hình thành từ năm 1948, hệ thống địa đạo tại Củ Chi ban đầu chỉ là những hầm trú ẩn, cất giấu vũ khí của dân quân, du kích địa phương. Từ những ưu thế của các căn hầm, các làng xã tại đây đã dần nối các căn hầm với nhau bằng các đường hầm, tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn, phức tạp. Trong kháng chiến chống Mỹ, hệ thống này được phát triển rộng ra nhiều nơi, với cấu trúc các đoạn hầm, địa đạo được cải tiến trở thành nơi che giấu lực lượng, khi chiến đấu có thể liên lạc, hỗ trợ nhau.

Tính tới năm 1965, quân dân Củ Chi đã đào hơn 250km đường hầm trong lòng đất, kết hợp với khoảng 500 km chiến hào, công sự trên mặt đất. Hệ thống địa đạo như một thành phố thu nhỏ trong lòng đất bao gồm các hầm ở và làm việc của lãnh đạo, hầm y tế, các hầm ăn uống, nghỉ ngơi, các khu chứa lương thực và vũ khí, giếng nước, bếp Hoàng Cầm...

Anh hùng LLVT Tô Văn Đực, người đã gắn liền với địa đạo Củ Chi trong những năm kháng chiến chống Mỹ cho biết, hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, các đường cửa hầm xuống đường xương sống tỏa ra nhiều nhánh dài, nhánh ngắn thông với nhau. Có những nhánh trổ ra tới tận bờ sông Sài Gòn. Tầng 1 địa đạo được đào cách mặt đất 3m, có thể chống được đạn pháo và không bị sập dưới sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ, còn tầng dưới cùng cách mặt đất 8 - 10m có thể chống lại các loại bom cỡ lớn.

“Các đường hầm ngầm sâu dưới đất được đào với chiều cao chỉ đủ cho những người nhỏ con đi lom khom nên quân Mỹ to lớn không thể chui lọt. Địch đã mở rất nhiều cuộc ném bom, càn quét quy mô lớn và kéo dài vào hệ thống địa đạo bằng đủ phương tiện như bom, bơm nước vào địa đạo, bơm hơi ngạt, tấn công bộ binh... nhưng đều bị đẩy lùi. Thậm chí, địch còn sử dụng chó đánh hơi, bơm nước sông vào hệ thống hầm ngầm song hệ thống địa đạo vẫn đứng vững.

Du khách xuống hầm tham quan địa đạo
Du khách xuống hầm tham quan địa đạo

Sự thông minh sáng tạo, ý chí kiên cường, bất khuất của người dân đất thép Củ Chi không chỉ tạo nên nhiều chiến thắng vẻ vang trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, để lại một di tích lịch sử cho các thế hệ sau mà hằng năm còn thu hút cả triệu du khách đến với Củ Chi, phát triển ngành công nghiệp không khói.

Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó giám đốc Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi cho biết nơi đây đang lưu giữ quá khứ để phục vụ công tác giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ. Rất nhiều du khách tìm đến đây để tận mắt chứng kiến những kỳ tích sáng tạo có một không hai và trải nghiệm cuộc sống dưới địa đạo như những cư dân thực thụ trước đây.

Theo thống kê của khu Di tích đền Bến Dược, suốt cuộc kháng chiến, quân Mỹ đã thực hiện hơn 5.000 cuộc hành quân càn quét vùng địa đạo Củ Chi, với khoảng 500.000 tấn bom đạn đã được thả tại đây. Trung bình mỗi người dân ở đây phải hứng chịu khoảng 1,5 tấn bom và 480 tấn chất độc hóa học nhưng địa đạo Củ Chi vẫn đứng vững.

(Còn nữa)

Theo Huy Thịnh - Trọng Thịnh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.