Người “tiếp lửa” văn hóa truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bằng tình yêu với văn hóa truyền thống Jrai, chị H'thi (28 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) luôn nỗ lực “tiếp lửa” cho bà con dân làng gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình.

Ngay từ khi còn nhỏ, H'thi đã yêu vô cùng điệu xoang, tiếng cồng chiêng và hình ảnh hoa văn đặc sắc trên thổ cẩm của dân tộc mình. Chị mạnh dạn tham gia vào đội cồng chiêng của làng và được đắm mình trong không gian lễ hội.

Năm 24 tuổi, chị được tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Chuet Ngol. Trong vai trò mới, chị vận động hội viên phụ nữ tham gia Tổ hợp tác dệt thổ cẩm của làng với mục đích duy trì và phát triển nghề truyền thống, biến thổ cẩm thành hàng hóa.

Chị H'thi (bìa trái) vận động chị em trong làng tham gia Tổ hợp tác dệt thổ cẩm với mục đích duy trì và phát triển nghề truyền thống. Ảnh: M.K

Chị H'thi (bìa trái) vận động chị em trong làng tham gia Tổ hợp tác dệt thổ cẩm với mục đích duy trì và phát triển nghề truyền thống. Ảnh: M.K

“Sau khi được vận động, có 6 chị em tham gia Tổ hợp tác dệt thổ cẩm làng Chuet Ngol. Tổ hoạt động dựa trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, hợp tác và phát triển cộng đồng với mức đóng góp vốn của mỗi thành viên là 500 ngàn đồng; sản xuất tập trung tại một địa điểm theo mô hình của làng dệt thổ cẩm truyền thống”-chị H'thi chia sẻ.

Hàng ngày, khi xong việc ruộng rẫy, các thành viên Tổ hợp tác dệt thổ cẩm tập trung tại ngôi nhà nhỏ cuối làng của Tổ trưởng H'Yứt để cùng nhau dệt vải. Chị H'Yứt cho hay: “Phụ nữ trong làng hầu như đều biết dệt thổ cẩm. Sau khi Tổ hợp tác ra đời, chị em trong làng đã tập hợp lại để cùng phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống”.

Còn chị H'Yưng-Thành viên Tổ hợp tác thì tâm sự: “Nhờ có sự động viên của chị H'thi, chúng tôi hào hứng tham gia Tổ hợp tác. Mỗi lần đến nhà chị H'Yứt để dệt, chúng tôi lại cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi để có được những tấm thổ cẩm đẹp và ý nghĩa nhất”.

Không dừng lại ở đó, chị H'thi còn là tuyên truyền viên tích cực khi nỗ lực vận động được nhiều thanh-thiếu niên tham gia đội cồng chiêng. Chị tới từng nhà chuyện trò, nói về cái hay, cái quý của văn hóa cồng chiêng cho các bạn trẻ. Nhờ có sự góp sức của chị, đội cồng chiêng thanh-thiếu niên của làng đã có 35 thành viên. “Khi tham gia đội cồng chiêng, em thấy mình yêu hơn nét đẹp văn hóa của dân tộc. Chúng em được tập luyện và tham gia trong các cuộc thi của địa phương”-em Hhy-Yuin (20 tuổi) bày tỏ.

Tháng 3-2024, chị H’thi đảm nhiệm vai trò chủ nhiệm câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuet Ngol”. Ảnh: Mai Ka

Tháng 3-2024, chị H’thi đảm nhiệm vai trò chủ nhiệm câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuet Ngol”. Ảnh: Mai Ka

Tháng 3 vừa qua, chị H'thi tiếp tục đảm nhiệm vai trò Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuet Ngol. Đây là mô hình cồng chiêng nữ và nhạc cụ truyền thống đầu tiên ở xã Chư Á nói riêng và trên địa bàn TP. Pleiku nói chung.

Không chỉ phát huy vai trò của hội viên phụ nữ trong bảo tồn bản sắc văn hóa, CLB hứa hẹn sẽ tạo điểm nhấn cho du lịch cộng đồng tại địa phương. Trong vai trò mới này, chị H'thi nhận thấy trách nhiệm của mình không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, vận động mà còn phải làm sao để CLB ngày càng phát triển và có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.

“Hiện CLB có 41 thành viên. Để CLB duy trì hoạt động thường xuyên cần rất nhiều yếu tố. Bản thân tôi cũng biết cơ bản cách đánh cồng chiêng nhưng nhiều chị em thì còn bỡ ngỡ. Bởi vậy, chúng tôi cần nỗ lực đoàn kết, cùng nhau học hỏi để phát triển CLB trong tương lai”-chị H'thi chia sẻ.

Trao đổi với P.V, bà Trương Thị Hương-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Chư Á kiêm Bí thư Chi bộ làng Chuet Ngol-nhận xét: Chị H'thi luôn gương mẫu, tiên phong trong mọi phong trào, hoạt động, đặc biệt là người “tiếp lửa” văn hóa truyền thống Jrai có hiệu quả. Nhờ có những nỗ lực ấy của chị H'thi mà Tổ hợp tác dệt thổ cẩm làng Chuet Ngol hiện đã nhận được nhiều đơn hàng với giá 1,2-2 triệu đồng/sản phẩm.

Những đóng góp của chị H'thi không chỉ góp phần bảo tồn nghề truyền thống, phát huy hiệu quả kinh tế mà còn tạo sinh kế bền vững cho chị em phụ nữ dân tộc thiểu số. Với những kết quả ấy, 3 năm liền, chị H'thi được Hội Liên hiệp phụ nữ TP. Pleiku tặng giấy khen hoàn thành xuất sắc công tác Hội.

Có thể bạn quan tâm

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.