Ksor Hà dành tình yêu cho văn hóa truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với mong muốn gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chị Ksor Hà-Bí thư Chi Đoàn làng Kép (phường Đống Đa, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã đứng ra vận động thành lập đội cồng chiêng thanh-thiếu niên của làng.
Đội Cồng chiêng thanh-thiếu niên làng Kép do chị Hà phối hợp vận động thành lập. Ảnh: Nhật Hào

Đội Cồng chiêng thanh-thiếu niên làng Kép do chị Hà phối hợp vận động thành lập. Ảnh: Nhật Hào

Kể từ khi thành lập (năm 2022) đến nay, Đội cồng chiêng thanh-thiếu niên làng Kép đã tham gia nhiều chương trình, hoạt động văn hóa, góp phần lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống trong thế hệ trẻ.

Sau vài cuộc hẹn, cuối cùng chúng tôi cũng gặp chị Ksor Hà khi chị đang cùng với các nghệ nhân và người lớn tuổi trong làng hướng dẫn thanh niên biểu diễn cồng chiêng và các điệu xoang truyền thống của người Jrai ở trước sân nhà rông.

Chị Hà kể: Lúc còn nhỏ, chị thường theo bố mẹ dự các lễ hội làng và bị mê hoặc bởi những điệu xoang uyển chuyển, nhịp nhàng cùng tiếng cồng chiêng ngân vang. Năm lên 8 tuổi, chị đã xin tham gia tập xoang với người lớn trong làng.

“Biết tôi thích xoang, bà ngoại đã truyền dạy cho tôi tất cả các điệu từ đơn giản đến phức tạp. Từ chỗ chỉ biết vài điệu đơn giản, dần dần tôi đã biểu diễn thành thục nhiều bài xoang”-chị Hà chia sẻ.

Năm 16 tuổi, chị Hà tham gia đội cồng chiêng người lớn. Cứ cuối tuần, chị cùng với các bà, các mẹ, các chị tập trung về nhà rông của làng để tập luyện. Những năm gần đây, chị và các thành viên đội cồng chiêng của làng tham gia biểu diễn tại nhiều sự kiện văn hóa như: Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội); Liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2017 tại TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đak Lak); Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai năm 2023 cùng nhiều sự kiện của thành phố, của phường và các địa phương khác.

Năm 2022, khi Đoàn phường Đống Đa triển khai kế hoạch thành lập Đội Cồng chiêng thanh-thiếu niên làng Kép, chị Hà đã xung phong đảm nhận việc này. Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, chị cùng với già làng Ksor Kol đến từng gia đình vận động các em tham gia. Đến nay, đội có 30 thành viên.

“Tôi và em Ksor Vương đảm nhận việc tập xoang. Còn già làng Kol cùng với nghệ nhân Brưn và Dyah phụ trách việc hướng dẫn đánh chiêng. Thấy các em say mê luyện tập, chúng tôi mừng lắm”-chị Hà bộc bạch.

Chị Ksor Hà (thứ 4 từ phải sang) dạy múa xoang cho thanh-thiếu niên trong làng. Ảnh: N.H

Chị Ksor Hà (thứ 4 từ phải sang) dạy múa xoang cho thanh-thiếu niên trong làng. Ảnh: N.H

Nắm tay chị Hà hòa nhịp vào từng điệu xoang, em Ksor H'Thy hào hứng nói: “Mẹ của em là thành viên múa xoang của Đội cồng chiêng làng Kép. Từ nhỏ, em đã yêu thích những điệu xoang. Bởi vậy, khi chị Hà thành lập đội cồng chiêng thanh-thiếu niên của làng, em nhiệt tình tham gia. Mỗi khi đội tổ chức tập luyện, em đều có mặt từ sớm”.

Có mặt tại nhà rông, già làng Ksor Kol phấn khởi cho hay: “Hiện làng Kép đã có 3 đội cồng chiêng gồm: đội người lớn, đội thanh-thiếu niên và đội cồng chiêng nữ. Đội cồng chiêng thanh-thiếu niên tuy mới thành lập gần 2 năm nhưng đã tập luyện thành thục nhiều bài chiêng và đã tham gia biểu diễn tại nhiều sự kiện văn hóa của địa phương. Có thể nói, đây sẽ là đội ngũ tiếp nối và giữ gìn tiếng cồng, tiếng chiêng của dân tộc.

Với ý nghĩa đó, mới đây, từ đề xuất của UBND phường, TP. Pleiku đã hỗ trợ làng 50 triệu đồng để mua bộ cồng chiêng phục vụ cho việc tập luyện và biểu diễn của đội”.

Chị Đỗ Thị Minh Hằng-Bí thư Đoàn phường Đống Đa-cho hay: Là Bí thư Chi Đoàn làng Kép, chị Ksor Hà rất nhiệt tình và có trách nhiệm trong các phong trào, hoạt động Đoàn ở địa phương. Năm 2023, chị được Thành Đoàn Pleiku tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

(GLO)- Tôi thấy vô cùng hạnh phúc và đúng đắn khi quyết định gắn bó đời mình với mảnh đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Không chỉ là nơi đầy nắng và gió mà Krông Pa còn có nhiều trầm tích văn hóa của người bản địa Jrai, được thể hiện rõ rệt nhất qua các lễ hội.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.