Người bị huyết áp thấp có nên tập thể dục không?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tập thể dục giúp duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần. Tùy vào độ tuổi, thể trạng và vấn đề sức khỏe mà mỗi người sẽ có những cách tập khác nhau. Với người bị huyết áp thấp, tập thể dục sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, người tập cần chú ý tư thế và cách tập.

Với người trưởng thành, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến cáo nên tập thể dục ít nhất 150 phút/tuần, trong đó có ít nhất 2 ngày tập các bài rèn luyện cơ bắp. Tập luyện đều đặn sẽ giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường sức mạnh, sức bền và phòng ngừa nhiều bệnh khác, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Người bị huyết áp thấp cần tránh các bài tập cường độ cao, đòi hỏi gắng sức. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Người bị huyết áp thấp cần tránh các bài tập cường độ cao, đòi hỏi gắng sức. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Với người bị huyết áp thấp, tập thể dục sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, nhờ đó tác động tích cực đến tình trạng bệnh. Một người bị xem là huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp dưới 90/60 mm Hg (milimét thủy ngân).

Các triệu chứng thường gặp của huyết áp thấp là dễ bị ngất xỉu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, ói mửa, mắt mờ và một số triệu chứng khác. Không phải ai bị huyết áp thấp cũng gặp những triệu chứng này. Điều đó tùy thuộc vào nhiều yếu tố, từ thể trạng cá nhân đến mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Có nhiều nguyên nhân gây huyết áp thấp như tác dụng phụ của một số loại thuốc, tình trạng sức khỏe, chấn thương… Theo các chuyên gia, với người bị huyết áp thấp, cường độ và loại bài tập phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Nhìn chung, nếu huyết áp thấp không có triệu chứng thì người bệnh hoàn toàn có thể tập luyện bình thường. Với những người đang điều trị thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập.

Các bài tập được xem là an toàn nhất với bệnh nhân huyết áp thấp là những bài tác động đến nửa dưới cơ thể như đạp xe, đi bộ. Bơi lội, thái cực quyền, yoga cũng là lựa chọn rất tốt. Sẽ tốt hơn nữa nếu kết hợp tập luyện với bài tập hít thở sâu. Hít thở sâu sẽ giảm căng thẳng, đặc biệt tập thở bằng cơ hoành cũng có thể hỗ trợ tăng cường lưu thông máu.

Pilate có thể đặc biệt hữu ích với bệnh nhân huyết áp thấp vì các bài tập này có thể giúp tăng cường lưu thông máu. Đây là hình thức tập phổ biến ở nhiều nước, gồm một hệ thống các bài tập được thực hiện trong tư thế nằm giúp kéo căng cơ, giảm cân và cải thiện vận động. Trên thực tế, bệnh nhân huyết áp thấp được khuyến cáo là ít nhất cũng nên tập đi bộ 30 phút/ngày.

Tuy nhiên, một số loại bài tập và tư thế mà bệnh nhân huyết áp thấp cần tránh. Trước tiên, họ cần tránh các tư thế khiến đầu bằng hoặc thấp hơn tim, chẳng hạn như gập bụng. Thực hiện các bài tập này có thể khiến triệu chứng huyết áp thấp trầm trọng hơn, dễ gây chóng mặt và buồn nôn.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh các bài tập đòi hỏi phải gắng sức quá mức, chẳng hạn tập cardio cường độ cao như chạy nước rút, chạy hay đạp xe quãng đường dài cần phải tránh.

Trước khi tập, các hoạt động như khởi động, ăn nhẹ cũng rất cần thiết. Khi khởi động, người bệnh nên đứng thẳng, tránh các tư thế cúi khom người, theo Healthline.

Có thể bạn quan tâm

Các cơ sở y tế phải chủ động kế hoạch mua sắm đầy đủ thuốc, nhất là thuốc cấp cứu, phòng dịch, chế phẩm máu và thuốc tiền mê giảm đau. Ảnh: Thảo Khuy

Chủ động đảm bảo cung ứng thuốc phục vụ khám, chữa bệnh

(GLO)- Trước nguy cơ thiếu hụt thuốc do ảnh hưởng từ dịch bệnh (Covid-19, sốt xuất huyết...), chiến sự tại một số khu vực trên thế giới cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ nước ngoài, Sở Y tế vừa yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn chủ động đảm bảo nguồn thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh.

Đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai tiên phong hiến máu cứu người

Đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai tiên phong hiến máu cứu người

(GLO)- Trước tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn máu phục vụ cấp cứu và điều trị, ngoài nỗ lực kêu gọi, vận động người dân, các tổ chức, đơn vị… hiến máu tình nguyện thì các y-bác sĩ Gia Lai đã và đang tiên phong trong hiến máu cứu người bệnh.

Gia tăng người trẻ phải chạy thận nhân tạo

Gia tăng người trẻ phải chạy thận nhân tạo

(GLO)- Phòng Thận nhân tạo-Khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa Gia Lai) hiện có khoảng 200 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo định kỳ. Đáng chú ý, trong số này, gần 40% là người dưới 35 tuổi-một con số khiến các bác sĩ lo ngại về tình trạng gia tăng bệnh thận ở người trẻ.

null