Ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ đến 37%

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nghiên cứu mới cho thấy những người ở độ tuổi 50-60 tuổi, thường xuyên ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm có nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn những người ngủ đủ 7 tiếng từ 22-37%, theo The Wall Street Journal.
 
Các chuyên gia khuyến cáo nên tắt điện thoại 30 phút trước khi đi ngủ. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các chuyên gia khuyến cáo nên tắt điện thoại 30 phút trước khi đi ngủ. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cụ thể, sau khi loại bỏ các yếu tố tác động như tim mạch, trao đổi chất và các vấn đề sức khỏe tâm thần, kết quả nghiên cứu cho thấy những người 50 tuổi ngủ từ 6 tiếng trở xuống mỗi đêm có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn 22% những người ngủ đủ 7 giờ mỗi đêm. Những người 60 tuổi ngủ từ 6 tiếng, có nguy cơ mắc chứng rối loạn này cao hơn 37%.
Kết quả nghiên cứu trên được công bố ngày 20.4, trên tạp chí khoa học Nature Communications.
Nhóm nghiên cứu khảo sát thói quen ngủ của gần 8.000 người ở Anh trong hơn 25 năm qua, kết hợp với dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử. Những người tham gia được khảo sát từ 4-5 năm một lần. Thời gian ngủ mỗi đêm được các tình nguyện viên báo cáo và dựa trên số liệu máy theo dõi giấc ngủ qua đêm để đảm bảo số liệu chính xác.
Séverine Sabia, nhà dịch tễ học tại Viện Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Quốc gia Pháp, tác giả chính của nghiên cứu, chia sẻ: “Mặc dù chúng tôi không thể nói rằng thời lượng ngủ có tác động tỷ lệ đến chứng sa sút trí tuệ, nhưng sẽ rất tốt nếu bạn đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt. Nên tắt thiết bị di động 30 phút trước khi đi ngủ và xây dựng thói quen tập thể dục để dễ vào giấc ngủ hơn", theo The Wall Street Journal.
Rebecca Robbins, một nhà khoa học về giấc ngủ tại Brigham and Women’s Hospital, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết: Điểm khác biệt của nghiên cứu này là xem xét các đối tượng nghiên cứu trong một thời gian dài 25 năm. Các nghiên cứu trước đây chỉ khảo sát thời gian dưới 20 năm. Ngoài ra, việc kiểm soát được các yếu tố gây nhiễu như trầm cảm cũng là một đặc điểm quan trọng của nghiên cứu.
“Điều đó giúp chúng tôi tin tưởng hơn rằng nghiên cứu này hoàn toàn xem xét mối quan hệ giữa chứng mất trí nhớ và giấc ngủ", bà Robbins nói.
Tiến sĩ Robbins khuyến cáo mọi người cố gắng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày vì điều đó giúp đồng bộ nhịp sinh học với môi trường. Nên ăn tối ít nhất một giờ trước khi đi ngủ vì quá trình tiêu hóa có thể khiến bạn khó ngủ hơn.
Khoảng nửa giờ đến một giờ trước khi đi ngủ, bà Robbins khuyên nên làm những việc nhẹ nhàng để bắt đầu tư duy trước khi đi ngủ.
“Bạn không nên tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh trước khi ngủ, có thể tắm nước ấm, thắp nến, thiền", bà Robbins nói, theo The Wall Street Journal.
Theo Vân Phương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.