Ngư dân Bình Định kiếm hàng chục triệu đồng mỗi đêm nhờ tôm hùm giống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau các đợt mưa bão liên tục, tôm hùm giống xuất hiện dày đặc ven bờ biển từ TP Quy Nhơn đến huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Khoảng 10 ngày qua, tại các vùng biển ven bờ từ TP Quy Nhơn đến huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, ngư dân làm nghề mành tôm, mành bủa đã trúng đậm tôm hùm giống.
 

 Tôm hùm giống được ngư dân Bình Định khai thác
Tôm hùm giống được ngư dân Bình Định khai thác


Trung bình mỗi đêm, một thuyền khai thác được từ vài chục đến vài trăm con tôm hùm sao giống, thậm chí có thuyền khai thác được gần 1.000 con tôm hùm xanh giống. Với giá bán 100.000 - 120.000 đồng/con đối với tôm hùm sao giống và 30.000 - 40.000 đồng/con đối với tôm hùm xanh giống, hiện mỗi chuyến biển của thuyền khai thác tôm hùm giống thu nhập được từ 10 - 30 triệu đồng.

Thời điểm này, người nuôi tôm hùm cũng bắt đầu thả nuôi vụ mới nên nhu cầu con giống tăng. Do vậy, tôm giống khai thác được bán cho người nuôi tôm hùm trong tỉnh Bình Định và các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa.


 

Vùng bờ biển Quy Nhơn, nơi xuất hiện tôm hùm giống trong những ngày gần đây
Vùng bờ biển Quy Nhơn, nơi xuất hiện tôm hùm giống trong những ngày gần đây


Theo nhiều ngư dân Bình Định, đặc tính của con tôm hùm giống là sau khi sinh nở sẽ tập trung sinh sống trong các rạn san hô dưới đáy biển. Khi thời tiết biển động liên tục, sóng lớn thì tôm hùm giống sẽ trồi lên mặt nước theo dòng hải lưu bơi vào vùng biển chỉ cách bờ vài chục mét.

Nghề đánh bắt tôm hùm giống mang lại nguồn thu nhập cao nhưng chỉ duy trì được một khoảng thời gian ngắn, thường bắt đầu từ giữa tháng 10 âm lịch năm trước đến đầu năm sau.

Theo Đức Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.