Nghiên cứu Mỹ: Những loại trái cây trị mất ngủ siêu tốt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghiên cứu dựa trên hơn 29.000 người ở Mỹ cho thấy một số loại trái cây có tác dụng hết sức bất ngờ lên các dạng mất ngủ khác nhau.

Nhóm khoa học gia đến từ nhiều viện, trường trực thuộc Đại học bang Pennsylvania, Đại học Y khoa bang Pennsylvania và Trung tâm Y tế Milton S. Hershey bang Pennsylvania (Mỹ) đã xem xét tác động của một trong những nhóm trái cây phổ biến nhất thế giới lên giấc ngủ.

Thêm quả mọng vào đĩa trái cây, salad của bạn sẽ rất có lợi cho giấc ngủ - Ảnh minh họa từ Internet

Thêm quả mọng vào đĩa trái cây, salad của bạn sẽ rất có lợi cho giấc ngủ - Ảnh minh họa từ Internet

Nhóm tác giả đã sử dụng bộ dữ liệu khổng lồ từ Khảo sát sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia (NHANES) của Mỹ, được thu thập từ năm 2005 đến năm 2018, sàng lọc ra 29.000 tình nguyện viên phù hợp.

Trong số đó, 46% các tình nguyện viên cho biết họ ngủ quá ít (dưới 7 giờ mỗi đêm), trong khi 27% cho biết bị khó ngủ.

22% các tình nguyện viên tiêu thụ quả mọng thường xuyên. Từ đó, các tác giả đã đánh giá tác động của việc tiêu thụ quả mọng lên giấc ngủ.

"Quả mọng" là nhóm trái cây nhỏ và mềm, chứa nhiều nước và nổi tiếng là tốt cho sức khỏe bởi giàu chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa nhóm polyphenol, cũng như nhiều hợp chất hoạt tính sinh học có lợi khác.

Các loại quả mọng phổ biến có thể kể đến bao gồm nho, dâu tây, dâu tằm, việt quất, nam việt quất, mâm xôi đen, phúc bồn tử, cherry, sơ ri...

Kết quả công bố trên tạp chí khoa học Nutrients cho thấy những người tiêu thụ quả mọng thường xuyên có chất lượng giấc ngủ tốt hơn, giảm hẳn được nguy cơ mất ngủ, khó ngủ.

Trong đó, người ăn quả mọng bất kể loại nào giảm được 10-17% nguy cơ ngủ ngắn. Riêng với chứng khó ngủ, mâm xôi đen phát huy hiệu quả đặc biệt khi giúp giảm tình trạng trằn trọc trên giường tới 63%.

Đây là một phát hiện thú vị bởi mất ngủ từ lâu đã được khoa học cảnh báo là đem đến là mang nhiều bất lợi cho sức khỏe.

Thống kê tại Mỹ cho thấy có tới 35%-50% người trường thành bị chứng mất ngủ ở ít nhất một giai đoạn nào đó trong đời. Trong khi đó, tình trạng này thúc đẩy nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm bao gồm bệnh tim mạch, béo phì, đột quỵ, tiểu đường, ung thư...

Ngoài ra, ăn quả mọng là một điều khá dễ dàng vì ở hầu hết mọi nơi trên thế giới bạn đều có thể tìm thấy một vài loại quả mọng bản địa.

Bên cạnh đó, các loại quả mọng khá dễ chế biến: Làm sinh tố, salad, thêm vào món sữa chua hay đơn giản là thưởng thức như một món ăn vặt.

Tiêu thụ quả mọng thường xuyên được nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh là giúp giảm stress oxy hóa trong cơ thể do các hợp chất polyphenol mà chúng chứa đựng, từ đó đẩy lùi nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư và các vấn đề chuyển hóa.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.