Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III sẽ diễn ra vào giữa tháng 4

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thông tin từ Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III-năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 13 và 14-4.

Đây là hoạt động được tỉnh Gia Lai tổ chức thường niên bắt đầu từ năm 2022 nhằm bảo tồn, quảng bá, phát huy di sản văn hóa các dân tộc.

Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III-năm 2024 có chủ đề "Sức sống cội nguồn" với nhiều nội dung mới, đặc sắc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III-năm 2024 có chủ đề "Sức sống cội nguồn" với nhiều nội dung mới, đặc sắc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ngày hội năm nay có chủ đề “Sức sống cội nguồn” với nhiều nội dung mới so với 2 lần tổ chức trước đó. Theo đó, có 5 hoạt động chính diễn ra tại Ngày hội như: tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của các dân tộc; trưng bày, giới thiệu đặc sản địa phương; tổ chức các trò chơi dân gian (giã gạo chày đôi, nhảy bao bố, trình diễn đi cà kheo nghệ thuật); trình diễn trang phục các dân tộc; trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng.

Giã gạo chày đôi là nội dung mới của Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III. Ảnh: Hoàng Ngọc

Giã gạo chày đôi là nội dung mới của Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ngoài ra, nghệ nhân toàn tỉnh sẽ có phần trình diễn đầy sắc màu trong đêm hội giao lưu và gặp gỡ các dân tộc tỉnh Gia Lai để thắt chặt tinh thần đoàn kết.

Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai sẽ diễn ra tại Quảng Trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku), dự kiến thu hút trên 800 nghệ nhân đến từ các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Đây là dịp để các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Hương nhãn

Hương nhãn

(GLO)- Tháng Tư về, mang theo những giọt sương tinh khôi lặng lẽ đọng trên mái nhà, ấp ôm không gian trong cái se lạnh dịu dàng của phố núi. Pleiku tỉnh giấc giữa sắc trời tĩnh lặng mà chất chứa bao xao xuyến.

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.