Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II: Tôn vinh bản sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sau thành công của Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ I-2022, năm nay, chương trình tiếp tục được tổ chức tại TP. Pleiku nhằm thiết thực hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19-4). Đây cũng là dịp hội tụ, tôn vinh bản sắc văn hóa đa dạng, độc đáo của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Nhiều hoạt động hấp dẫn

Theo thông tin từ Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II-2023 diễn ra từ ngày 14 đến 15-4 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, thu hút khoảng 700 nghệ nhân trong toàn tỉnh tham gia. Cùng với nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn, ngày hội còn có phần trưng bày, giới thiệu đặc sản, sản phẩm OCOP của các địa phương.

Các sản phẩm đan lát đẹp mắt được trưng bày tại Ngày hội văn hóa các dân tộc toàn tỉnh lần thứ I-2022. Ảnh: Lam Nguyên

Các sản phẩm đan lát đẹp mắt được trưng bày tại Ngày hội văn hóa các dân tộc toàn tỉnh lần thứ I-2022. Ảnh: Lam Nguyên

Lễ khai mạc dự kiến diễn ra vào 19 giờ ngày 14-4 song các hoạt động chính của ngày hội đã bắt đầu từ 9 giờ sáng cùng ngày. Tại khu vực thảm cây xanh đường Anh Hùng Núp, mỗi đơn vị được bố trí một khu vực riêng để phục dựng các nghi lễ truyền thống như: mừng lúa mới, cúng cầu mưa, bỏ mả, mừng nhà rông mới; trình diễn cồng chiêng, hát dân ca, biểu diễn nhạc cụ dân tộc… Đây là các nghi lễ, hoạt động độc đáo mà thông thường nếu không về tận làng thì du khách khó có cơ hội tìm hiểu, trải nghiệm.

Từ 15 giờ ngày 14-4 đến 15 giờ ngày 15-4, du khách có thể ghé khu vực thảm cỏ phía trước Bảo tàng tỉnh-nơi bố trí các gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các mặt hàng nông sản, lâm sản, ẩm thực của địa phương để chọn mua những sản phẩm hấp dẫn như: thịt bò một nắng, muối kiến, rượu ghè, nhung hươu ngâm mật ong, cà phê, cao sâm đinh lăng, tinh dầu sả, hạt điều, muối cỏ thơm, yến sào…

Từ 8 giờ sáng 15-4, những ai yêu mến, muốn tìm hiểu về nghệ thuật đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm của đồng bào Bahnar, Jrai sẽ có cơ hội khám phá, trải nghiệm khi các hoạt động này chính thức diễn ra tại khu vực bãi cỏ gần 5 ki ốt bán sản phẩm du lịch. Cũng trong khoảng thời gian này, các trò chơi dân gian như: kéo co, nhảy bao bố tiếp sức cũng diễn ra tại khu vực ô cỏ Quảng trường Đại Đoàn Kết. Lễ bế mạc và trao giải cho các tập thể, cá nhân nổi bật sẽ khép lại sự kiện vào 17 giờ ngày 15-4.

Sẵn sàng cho ngày hội

Để đến với ngày vui chung của các dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh, các địa phương đã dành thời gian tập luyện, chuẩn bị kỹ lưỡng với tinh thần giao lưu, học hỏi và khẳng định tinh thần bảo tồn bản sắc.

Một tiết mục trình diễn cồng chiêng của các nghệ nhân tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc lần thứ I năm 2022. Ảnh: Lam Nguyên

Một tiết mục trình diễn cồng chiêng của các nghệ nhân tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc lần thứ I năm 2022. Ảnh: Lam Nguyên

Ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch: Ngày hội nhằm góp phần bảo tồn, phát huy và quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là dịp để các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu, thắt chặt tinh thần đoàn kết. Sở dự định tiếp tục tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc hàng năm để duy trì tính định kỳ của lễ hội, từ đó thu hút du khách đến với Gia Lai.

Trao đổi với P.V, bà Trần Thị Bích Vân-Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Đak Pơ-cho hay: Năm nay, Trung tâm thành lập đoàn gồm 50 thành viên tham gia ngày hội, trong đó có 45 nghệ nhân được xem là “hạt nhân” phong trào văn hóa-văn nghệ của các đơn vị, địa phương trong huyện. Trung tâm cũng chọn lựa những tiết mục cồng chiêng, dân ca, dân vũ, độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc đặc sắc để đăng ký tham gia. Từng xuất sắc giành giải nhì toàn đoàn tại Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ I, năm nay, đoàn phấn đấu trình diễn để đạt thành tích là 1 trong 3 đơn vị có hoạt động ấn tượng nhất.

Trong khi đó, đoàn nghệ nhân huyện Ia Grai cũng đã sẵn sàng cho ngày hội lớn. Ông Nguyễn Văn Hiển-viên chức Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện, trưởng đoàn-cho hay: Năm nay, huyện huy động lực lượng khá hùng hậu với tổng cộng 55 thành viên, tham gia đầy đủ các hoạt động tại chương trình.

“Chúng tôi xác định các tiết mục phải thể hiện nội dung phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc, tránh việc lạm dụng phương tiện kỹ thuật hoặc quá đơn điệu, nghèo nàn. Trước đó, Trung tâm cũng triển khai tuyển chọn nghệ nhân tập luyện nhằm đạt kết quả tốt nhất với phương châm tiết kiệm, thiết thực và phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương”-ông Hiển thông tin.

Những ai đã đến với Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ I sẽ khó quên được các phần trình diễn vô cùng ấn tượng của đoàn nghệ nhân TP. Pleiku-đơn vị xuất sắc đạt giải nhất toàn đoàn. Trong thành tích này có một phần đóng góp của nghệ nhân trẻ đa tài Rcom Bush, một gương mặt rất “sáng sân khấu” với phần trình diễn cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc đầy chất lửa và hoang mộc, trở thành tâm điểm của ống kính máy ảnh.

Tiếp tục tham gia ngày hội năm nay, nghệ nhân Rcom Bush phấn chấn chia sẻ: “Chương trình của đoàn hứa hẹn sẽ hoành tráng và chất lượng hơn năm trước. Tôi cảm thấy rất tự hào về văn hóa dân tộc mình và mong muốn thông qua ngày hội góp phần quảng bá để nhiều người biết đến hơn nữa”.

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.