Ấn tượng Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai năm 2022

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong 2 ngày 19 và 20-4, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) đã diễn ra “Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai lần thứ nhất-năm 2022”. Đây là hoạt động góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn.
 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch tặng cờ lưu niệm cho các đoàn tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai năm 2022.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch tặng cờ lưu niệm cho các đoàn tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai năm 2022.

Ngày hội đã diễn ra các hoạt động sôi nổi như: diễn tấu cồng chiêng, nhạc cụ, hát dân ca, tạc tượng, đan lát, dệt vải… với sự tham gia của 800 nghệ nhân thuộc 16 đoàn đến từ các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Ngày hội thể hiện tinh thần, trách nhiệm và tình yêu lớn lao đối với tinh hoa di sản văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số của các nghệ nhân và những người đang góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, nhất là không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.

Đây cũng là dịp để đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai tiếp tục kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa quý báu của cha ông để lại, tạo không khí vui tươi, đoàn kết, động viên đồng bào các dân tộc hăng hái thi đua lao động sản xuất; đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian.

Đoàn nghệ nhân huyện Đak Đoa tham gia trình diễn cồng chiêng lễ hội đâm trâu.
Đoàn nghệ nhân huyện Đak Đoa tham gia trình diễn tiết mục cồng chiêng "Đâm trâu".
Nghệ nhân Ưu tú Rơ Ô Bhung (làng Gôm Gốp, xã Ia Rmok) chia sẻ: Được đến đây tham gia chương trình tôi rất vui. Không chỉ được giao lưu cồng chiêng mà còn được gặp gỡ, kết bạn với cộng đồng dân tộc khác trong tỉnh.
Nghệ nhân Ưu tú Rơ Ô Bhung (bìa phải, làng Gôm Gốp, xã Ia Rmok) chia sẻ: "Được đến đây tham gia chương trình tôi rất vui. Không chỉ được giao lưu cồng chiêng, tôi còn được gặp gỡ, kết bạn với cộng đồng dân tộc khác trong tỉnh".
Các sản phẩm từ nghề đan lát truyền thống do người dân huyện Đak Đoa làm thủ công được trưng bày và bán tại Ngày hội.
Các sản phẩm đan lát truyền thống do người dân huyện Đak Đoa làm thủ công được trưng bày và bán tại Ngày hội.
Nghệ nhân Đinh Ngơn (làng Cuc Tung, xã Tơ Tung, huyện Kbang) thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay qua từng sản phẩm đan lát thủ công.
Nghệ nhân Đinh Ngơn (làng Kuk Tung, xã Tơ Tung, huyện Kbang) thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay qua từng sản phẩm đan lát thủ công.
Đoàn nghệ nhân huyện Krông Pa phục dựng lễ mừng nhà mới
Đoàn nghệ nhân huyện Krông Pa trình diễn phục dựng lễ "Mừng nhà mới".
Nét duyên dáng của các cô gái dân tộc Bahnar huyện Đak Pơ về tham gia ngày hội.
Nét duyên dáng của các cô gái dân tộc Bahnar huyện Đak Pơ về tham gia ngày hội.
Các nghệ nhân tham gia ngày hội được giao lưu, trình diễn cồng chiêng, múa xoang, thể hiện những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc.
Các nghệ nhân tham gia ngày hội được giao lưu, trình diễn cồng chiêng, múa xoang và thể hiện những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc.


ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.