Ngành Y tế Ia Pa nỗ lực thực hiện "nhiệm vụ kép"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau gần 6 tháng chuyển đổi công năng thực hiện nhiệm vụ điều trị Covid-19, vừa qua, Trung tâm Y tế huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã kích hoạt Phòng khám-chữa bệnh ngoại trú tại Ban Y tế dự phòng huyện. Đây là nỗ lực không nhỏ của ngành Y tế huyện nhằm thực hiện mục tiêu kép trong tình hình mới.
Tập trung phòng-chống dịch
Tháng 8-2021, Trung tâm Y tế huyện Ia Pa được kích hoạt, chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ thành Bệnh viện điều trị Covid-19 cơ sở 4 với quy mô 100 giường bệnh. Sau gần 6 tháng, Trung tâm đã thu dung, điều trị cho 392 F0 tại 4 huyện phía Đông Nam tỉnh. Hiện số lượng bệnh nhân đang điều trị tại đây là 41 người. Trung tâm phân công 17 cán bộ, y-bác sĩ luân phiên chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Sau 21 ngày tham gia điều trị, các y-bác sĩ thực hiện cách ly 7 ngày và tự theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày. Sau đó, tăng cường xuống các trạm y tế xã để hỗ trợ địa phương tiêm chủng, lấy mẫu xét nghiệm và điều trị F0 tại nhà.
Chị Đặng Thị Thu Sương-nữ hộ sinh Trung tâm Y tế huyện Ia Pa cho hay: Trong quá trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân, đội ngũ y-bác sĩ tự dặn bản thân phải hết sức cẩn thận, tuân thủ nghiêm các quy định phòng-chống dịch, tránh lây nhiễm chéo. “Kết thúc thời gian theo dõi sức khỏe tại nhà, tôi tiếp tục được tăng cường xuống xã Ia Ma Rơn, hỗ trợ các y-bác sĩ tại đây “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19. Khi tỉnh triển khai thí điểm cách ly F0 thể nhẹ tại nhà, chúng tôi có thêm một nhiệm vụ là hướng dẫn, chăm sóc, điều trị cho họ. Công việc cuốn theo, không có ngày nghỉ. Chúng tôi  động viên nhau cố gắng để sớm kiểm soát được dịch bệnh”-chị Sương trải lòng.
Bác sĩ Đỗ Quốc Vương-Trưởng khoa Khám bệnh liên chuyên khoa (Trung tâm Y tế huyện Ia Pa) khám bệnh cho người dân tại Phòng khám-chữa bệnh ngoại trú. Ảnh: Nguyên Hương
Bác sĩ Đỗ Quốc Vương-Trưởng khoa Khám bệnh liên chuyên khoa (Trung tâm Y tế huyện Ia Pa) khám bệnh cho người dân tại Phòng khám-chữa bệnh ngoại trú. Ảnh: Nguyên Hương
Theo bác sĩ Kpă Yan-Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, ngoài 41 F0 đang điều trị tại Trung tâm, có 43 F0 đang cách ly, điều trị tại nhà. Nhờ kinh nghiệm trong quá trình điều trị, các y-bác sĩ sau khi được tăng cường xuống trạm y tế các xã phối hợp theo dõi F0 điều trị tại nhà. Khi phát hiện F0 có biểu hiện bất thường về sức khỏe thì chuyển viện điều trị kịp thời. Định kỳ, y-bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm và thông báo chính quyền địa phương “giải phóng” F0 khi đủ điều kiện.
Đảm bảo khám-chữa bệnh cho người dân
Mới đây, Sở Y tế cho phép Trung tâm Y tế Ia Pa kích hoạt Phòng khám-chữa bệnh ngoại trú cho người dân tại Ban Y tế dự phòng huyện. Theo đó, 6 y-bác sĩ của Trung tâm được phân công tiếp nhận, khám-chữa bệnh thông thường, cấp thuốc, sơ-cấp cứu, khám sức khỏe phục vụ nhu cầu học tập, công tác của công dân trên địa bàn.
Người dân thực hiện khai báo y tế, đo thân nhiệt, giữ khoảng cách khi tới khám tại Phòng khám-chữa bệnh ngoại trú (Trung tâm Y tế huyện Ia Pa). Ảnh: Nguyên Hương
Người dân thực hiện khai báo y tế, đo thân nhiệt, giữ khoảng cách khi tới khám tại Phòng khám-chữa bệnh ngoại trú (Trung tâm Y tế huyện Ia Pa). Ảnh: Nguyên Hương
Chị Bùi Thị Vinh (thôn Đồng Sơn, xã Kim Tân) cho biết: Trước đây, mẹ tôi thường thăm khám, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện. Từ khi Trung tâm chuyển sang điều trị bệnh nhân Covid-19, bà đến khám và xin thuốc tại Trạm Y tế xã. Nay được thông báo Phòng khám-chữa bệnh ngoại trú hoạt động, tôi chở mẹ lên khám. “Các bác sĩ tư vấn nhiệt tình, cấp thuốc uống theo định kỳ và hẹn thời gian tái khám nên mẹ tôi rất yên tâm. Mong Trung tâm Y tế hoạt động lại bình thường để bà con điều trị bệnh gần nhà, đỡ mất công đi xa, con cháu thăm nuôi đỡ vất vả”-chị Vinh bộc bạch.
Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ia Pa đánh giá: Hiện tỷ lệ tiêm chủng vắc xin Covid-19 của huyện đạt 99% mũi 1, mũi 2 đạt gần 80%, mũi 3 đạt 26%. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp với số ca F0 có chiều hướng gia tăng. Nhiệm vụ ngành Y tế huyện là tổng lực phủ sóng vắc xin cho người dân tạo miễn dịch cộng đồng vừa chăm sóc, điều trị F0 tại nhà cũng như những trường hợp điều trị tại Trung tâm. Bổ sung thêm nhiệm vụ khám-chữa bệnh cho người dân là thêm áp lực. Tuy nhiên, đơn vị cố gắng vượt qua khó khăn, nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm việc hết mình vì “mục tiêu kép” vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho người dân
NGUYÊN HƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.