'Ngành nông nghiệp thiếu vắng các kế hoạch thích ứng trong dài hạn'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngành nông nghiệp chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy sản xuất kinh tế, nhưng nội hàm kinh tế chưa được nhận thức đầy đủ, còn khoảng cách khá xa từ công tác hoạch định đến với nông dân.
 
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn phát biểu. (Ảnh: Văn Điệp/ TTXVN)
Ngày 31/5, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kinh tế-xã hội, ngân sách Nhà nước và thành viên Chính phủ có các phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề mà đại biểu đã nêu.
Theo đó, một số của các đại biểu chú trọng có tập trung vào những vấn đề tồn tại trong lĩnh nông nghiệp.
Nông nghiệp dễ “tổn thương” dưới tác động của thiên tai, dịch bệnh
Phát biểu tại hội trường, Đại biểu Dương Xuân Hòa (đoàn Lạng Sơn) nhấn mạnh, tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, tình hình dịch bệnh đã gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản đồng thời ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì các tiêu chí về hạ tầng kinh tế-xã hội, thu nhập, tỷ lệ nghèo.
Cụ thể, vị đại biểu này chỉ ra, bệnh dịch tả lợn châu Phi là khó khăn lớn nhất của ngành chăn nuôi, gây ảnh hưởng lớn đến thu nhập và đời sống của người nuôi cũng như sự tăng trưởng của ngành nói chung.
“Theo Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tính đến ngày 12/5, bệnh dịch nguy hiểm này đang xảy ra ở 2.296 xã trên cả nước và khiến các địa phương phải tiêu hủy 1,2 triệu con lợn chiếm khoảng 4% tổng đàn lợn cả nước,” ông Hòa nói.
Về vấn đề này, Đại biểu Trần Tất Thế (đoàn Hà Nam) bổ sung thêm, mặc dù ngành nông nghiệp rất cố gắng song dịch bệnh vẫn tiếp diễn một cách rất phức tạp mà nguyên  nhân chính là chưa có vắc-xin, chưa có thuốc chữa cũng như năng lực về phát hiện và báo cáo công bố dịch. Theo ông Thế, vấn đề phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi, đặc biệt là phòng, chống dịch tả lợn châu Phi diễn ra đang rất phức tạp.
Từ đó, ông Hòa đề nghị: “Ngành nông nghiệp cần quyết liệt chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn dập dịch tả lợn châu Phi, theo dõi sát diễn biến thời tiết, thị trường để kịp thời điều chỉnh quy mô cây trồng, vật nuôi phù hợp, bảo đảm phát triển bền vững.”
 
Lực lượng chức năng tiêu hủy lợn bị dịch bệnh tại Bình Dương. (Ảnh: Huyền Trang/TTXVN)
Khoảng cách giàu-nghèo gia tăng trong khu vực nông thôn
Với báo cáo của Chính phủ công bố Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã vượt mục tiêu đề ra, với 3.838 xã (tương đương đạt 43,02%) và 61 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đại biểu Dương Xuân Hòa đồng tình với nội dung trên song cũng chỉ ra, bên cạnh những thành tựu đạt được thì Chương trình này vẫn còn phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức.
Con số thực tiễn cho thấy, khoảng cách chênh lệch về kết quả thực hiện nông thôn mới giữa các địa phương, các vùng miền là khá lớn, các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng có 75,33% số xã đạt chuẩn nông thôn mới trong khi vùng Duyên hải Nam Trung bộ chỉ đạt 39,03%, vùng đồng bằng sông Cửu Long có 35,48% và vùng miền núi phía Bắc là 21,54%.
“Đặc biệt, một số nơi có số xã đạt chuẩn nông thôn mới rất thấp. Chính vì vậy, dự báo về bối cảnh trong nước năm 2019, Báo cáo của Chính phủ cũng đã đề cập chênh lệch giàu, nghèo có xu hướng gia tăng đặc biệt ở khu vực nông thôn,” đại biểu Dương Xuân Hòa nhấn mạnh.
Đi sâu vào vấn đề, đại biểu A Long (Rơ Châm Long) (đoàn Kon Tum) đề cập thêm, tại khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số là người ít được hưởng lợi ít nhất trong kinh tế tăng trưởng của đất nước. Trong khi, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 15% dân số cả nước nhưng họ lại chiếm đến 70% trong nhóm đối tượng nghèo.
Một nguyên nhân khác cũng được đại biểu này chỉ ra, đó là người nông dân vẫn  đang trong tình trạng tự bơi là chính và họ luôn bị trong tâm thế “may nhờ, rủi chịu.”
“Các hoạt động giải cứu diễn ra trong thời gian qua nói lên điều gì, giải cứu là cần thiết nhưng nếu cứ giải cứu mãi thì không ổn chút nào vì đó là biểu hiện của loay hoay, lúng túng và nếu cứ loay hoay, lúng túng như vậy thì chiến lược tăng nông bao giờ tới đích,” đại biểu A Long nói.
Hoạch định chính sách chưa tới được nông dân?
Với tầm nhìn xa hơn, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đánh giá, chủ trương của ngành nông nghiệp chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy sản xuất kinh tế, nhưng nội hàm kinh tế chưa được nhận thức một cách đầy đủ, hiện có “một khoảng cách” khá xa giữa công tác hoạch định chính sách các nội hàm kinh tế với hàng chục triệu nông dân.
“Cụ thể, những thay đổi cung cầu trong ngành nông nghiệp với xu thế thị trường giảm về mặt hàng gạo và chủ trương chuyển đổi sang ngành hàng khác, song chủ yếu là tự phát và điều này có thể chuyển những rủi ro từ ngành hàng lúa gạo sang ngành hàng khác. Hay, việc thay đổi trong hoạt động xuất-nhập khẩu, nhất là thị trường Trung Quốc thì càng khó khăn hơn (giảm tiểu ngạch, tăng chính ngạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm) khi chưa có thông tin đầy đủ và kịp thời để định hướng sản xuất kinh doanh, dẫn đến việc thiếu đi các kế hoạch thích ứng trong dài hạn.
Đi sâu vào quá trình sản xuất, đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh, trên thực tế, ngành nông nghiệp vẫn chưa chú trọng đến việc giảm chi phí, tăng chất lượng và đa đạng hóa chế biến, dẫn đến sức cạnh tranh kém và chủ yếu vẫn chỉ xuất khẩu nông sản thô. Gần đây, một số ngành hàng trái cây của Việt Nam đã xuất sang được các thị trường khó tính nhưng nhìn chung toàn ngành vẫn tồn tại sự không ổn định, do giá thành sản phẩm nông nghiệp còn cao, chất lượng bảo quản kém, hạ tầng kém, lỗ kế tiếp và đặc biệt là chi phí vận chuyển cao.
Ghi nhận những ý kiến của các đại biểu quốc hội, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, với diễn biến thời tiết phức tạp, nguy cơ bệnh dịch tả ở lợn vẫn có thể lan ra, thêm vào đó các ổ dịch cũ vẫn có quay trở lại, thậm chí tình trạng này có thể lan tới các hộ trăn nuôi lớn. Vì vậy, các cấp ủy, chính quyền địa phương và toàn dân cần phải tham gia vào chống dịch, trong đó phòng là chính và vũ khí duy nhất là an toàn sinh học.
Ngoài ra, Bộ trưởng chỉ ra một số các biện pháp ứng phó và giảm các nguy cơ thiệt hại đối với dịch tả ở lợn, trong đó cần có sự tuyên truyền về cho người tiêu dùng an tâm tiêu thụ thịt lợn, vì trên thị trường 94% là đàn lợn sạch. Bên cạnh đó, các cơ sở kinh doanh nên có kế hoạch dự trữ thịt đông lạnh đồng thời các chủ hộ không tăng đàn thời điểm này vì nguy cơ rủi ro cao.
Thêm vào đó, vị tư lệnh ngành ngày cũng cho biết Bộ sẽ cho triển khai các giải pháp đa dạng hóa trọng chăn nuôi, thúc đẩy chăn nuôi đại gia súc, thủy sản… đồng thời về trung hạn, ngành tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, nghiên cứu vắc sin cùng chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong điều kiện cho phép và giải pháp căn cơ hơn là xây dựng một kịch bản chiến lược mới trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nhóm PV (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.